Hội chứng kháng thể kháng phospholipid

Hội chứng kháng thể kháng phospholipid thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh lý này, các kháng thể của hệ thống miễn dịch nhận định nhầm phoshpolipid (một loại chất béo có trong các tế bào) là chất có hại và tấn công, khiến cho các tế bào bị tổn thương.

Định nghĩa

Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
Ảnh: American College of Rheumatology

Hội chứng kháng thể kháng phospholipid thuộc nhóm bệnh tự miễn. Khi mắc bệnh lý này, các kháng thể của hệ thống miễn dịch nhận định nhầm phoshpolipid (một loại chất béo có trong các tế bào) là chất có hại và tấn công, khiến cho các tế bào bị tổn thương. Những tổn thương này sẽ hình thành nên các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch.
Thông thường, đông máu là một hiện tượng bình thường của cơ thể. Quá trình này giúp các vết thương nhỏ hoặc thành mạch máu bị vỡ lành nhanh hơn. Tuy nhiên, khi bị hội chứng kháng thể kháng phospholipid, máu đông quá mức sẽ làm tắc dòng chảy của máu và gây tổn hại đến các bộ phận cơ thể.
Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid, tuy nhiên bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng kháng thể kháng phospholipid

Các triệu chứng của hội chứng kháng thể kháng phospholipid thường liên quan đến hiện tượng đông máu bất thường và phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của các khối máu đông:
  • Đau ngực và khó thở;
  • Đau nhức, phát ban, và cảm thấy nóng ở tay, chân;
  • Đau đầu liên tục;
  • Nói ngọng;
  • Khó chịu ở phần trên cơ thể như cánh tay, lưng, cổ và hàm;
  • Buồn nôn;
  • Hiện tượng đông máu bất thường còn có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.
  • Phụ nữ mang thai nếu bị hội chứng kháng thể kháng phospholipid sẽ có nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu và những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sinh sản khác cao hơn bình thường.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn:
  • Đang có thai và có tiền sử bị hội chứng kháng thể kháng phospholipid.
  • Có các triệu chứng kể trên.
  • Dấu hiệu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu quá liều dùng thuốc và máu khó đông như dễ bị bầm tím và chảy máu.

Nguyên nhân gây ra hội chứng kháng thể kháng phospholipid

Hội chứng kháng thể kháng phospholipid gây ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn phospholipid là chất có hại và sản xuất ra các kháng thể để tấn công. Ngoài ra còn có những nguyên nhân gây bệnh như:
  • Phớt lờ những triệu chứng hay dấu hiệu bất thường của bệnh;
  • Không đi khám sớm khi triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện;
  • Không hợp tác điều trị với bác sĩ như: không dùng thuốc theo chỉ định, không đi khám theo lịch hẹn hoặc không đồng ý liệu trình điều trị;
  • Quên uống warfarin để chống đông máu;
  • Uống thuốc tránh thai khi đã bị hội chứng kháng thể kháng phospholipid.

Nguy cơ mắc bệnh

Bạn có nguy cơ mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid nếu bạn:
  • Đang mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ toàn thân, hội chứng Sjogren.
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể như bệnh Lyme, giang mai, HIV/AIDS.
  • Đang dùng các loại thuốc như thuốc cao huyết áp hydralazine, thuốc ổn định nhịp tim quinidine, thuốc chống động kinh phenytoin (Dilantin) và thuốc kháng sinh amoxicillin.

Điều trị hội chứng kháng thể kháng phospholipid

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng kháng thể kháng phospholipid?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm hội chứng kháng thể kháng phospholipid. Mục tiêu khi chữa trị là giúp người bệnh giữ cho các khối máu đông không hình thành và phát triển thêm. Bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống đông máu như heparin và warfarin để ngăn ngừa các khối máu đông hình thành. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, bênh nhân cần xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ theo dõi nồng độ thuốc chống đông trong máu. Ngoài ra, kiểm soát các căn bệnh khác do hội chứng kháng thể kháng phospholipid gây ra (chẳng hạn như lupus) cũng rất quan trọng vi sẽ giúp phòng ngừa được các biến chứng nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid có thể điều trị bằng cách dùng thuốc heparin và aspirin liều thấp. Thuốc warfarin không được sử dụng vì có thể gây hại cho thai nhi.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng kháng thể kháng phospholipid?

Nếu bạn bị bệnh máu đông trong tĩnh mạch sâu hoặc từng bị sẩy thai hay sinh non, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để phát hiện xem có hiện tượng đông máu bất thường và sự hiện diện của các kháng thể kháng phospholipid. Các kháng thể đó bao gồm: Lupus anticoagulant, anti-cardiolipin, beta-2 glycoprotein I. Để đảm bảo chẩn đoán chính xác, bạn sẽ cần làm xét nghiệm máu 2 lần cách nhau khoảng 12 tuần.

Phòng ngừa hội chứng kháng thể kháng phospholipid

Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu để điều trị hội chứng kháng thể kháng phospholipid, bị chảy máu sẽ rất nguy hiểm. Do đó, bạn nên lưu ý những điều sau:
  • Tránh các môn thể thao đối kháng có thể gây chấn thương.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm.
  • Cạo râu bằng máy cạo râu.
  • Đặc biệt cẩn thận khi sử dụng dao, kéo và các vật sắc nhọn khác.
  • Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều vitamin K như bông cải xanh, mù tạt, đậu nành…, vì vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của thuốc warafin.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-02-2019

    Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (thế giới: 60-70%; Việt Nam 90-93%). Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi

  • 18-09-2018

    Bệnh u máu là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có khoảng 30% số bệnh nhân là trẻ trong tháng đầu sau sinh. Còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn trẻ 1 tuổi. Một phần nhỏ xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch

  • 28-05-2018
    Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Tình trạng này
  • 28-05-2018
    Bệnh herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh herpes sinh dục thường được nhận biết gây ra vết loét hoặc những vùng phồng rộp rất đau. Những vết loét này có thể xuất hiện ở xung quanh khu vực miệng, vùng sinh dục hoặc hậu
  • 28-05-2018
    Khi mắt của bạn phải tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, mắt có thể trở nên đỏ, ngứa và chảy nước. Đây là các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng, là một bệnh viêm tại mắt gây ra do phản ứng dị ứng với một số chất như phấn hoa hay nấm
  • 28-05-2018
    Hemoglobin là chất quan trọng trong các tế bào hồng cầu giúp chúng chuyên chở oxy. Lượng hemoglobin thấp và số tế bào hồng cầu thấp có thể gây ra thiếu máu làm bệnh nhân mệt mỏi.