Rận mu

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký

Rận mu

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bị rận tưởng bệnh

Anh Nguyễn Văn Kiên (Hà Nội) đến Phòng khám Đông y chuyên về nam khoa của lương y Vũ Quốc Trung để hỏi về nỗi khó nói của mình. Khoảng một tháng gần đây, bộ phận nhạy cảm của anh bỗng dưng ngứa ran, phải gãi liên tục. Nhiều vùng da quanh bị phồng rộp, lở loét. Mới đi công tác vùng núi, ăn bờ ngủ bụi, lại có tí “vui vẻ” tươi mát nên anh Kiên lo sợ mình bị mắc bệnh tình dục.
Tuy nhiên, chỉ cần xem lướt qua, lương y Vũ Quốc Trung đã phán đơn giản: “Bệnh rận mu”. Nhưng vì để lâu nên rận đã bu kín hết cả lông ở vùng nhạy cảm của anh Kiên, đào sâu đường ngầm xuống dưới da, gây nên các vết phồng rộp, do gãi nhiều nên các vết phồng càng lở loét, trông rất “kinh dị”.
Rận mu
Rận mu là loài côn trùng sống ký sinh và gây bệnh cho con người.

Lương y Trung cho biết, cứ thi thoảng, ông lại gặp một bệnh nhân đến khám “nam khoa” vì triệu chứng ngứa, lở loét ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, thực chất là bệnh rận mu.
Tuổi của các bệnh nhân này cũng khoảng từ 18-40 tuổi. Ông Trung cho biết, rận mu là một loài ký sinh đơn giản nhưng lại “khoái” các vùng lông cứng, rậm rạp, da thô để có thể chui sâu xuống các lỗ chân lông, đồng thời hút máu người để sống. Đó là lý do khiến người mắc bệnh này đa số là nam giới.
Rận mu có thể lây qua việc cọ sát khi quan hệ tình dục, nhưng cũng có thể qua tiếp xúc với quần áo, ga giường của người bị bệnh. Rận mu có thể trú ngụ ở mi mắt, tóc nhưng hiếm hơn. Rận mu đẻ trứng liên tục nên sinh sôi rất nhanh. Những người sống bụi bặm, không giữ vệ sinh cũng dễ bị mắc bệnh này.
“Do rận mu rất nhỏ, có màu da nên khó nhận biết bằng mắt thường. Nhưng triệu chứng của bệnh rất dễ nhận biết. Người bệnh bị ngứa ngáy liên tục bộ phận sinh dục, khi gãi thấy lợn cợn như có cát thì nguy cơ cao là mắc bệnh rận mu. Rận mu không nguy hiểm cho sức khẻo nhưng gây bất tiện cho sinh hoạt, ngứa ngáy, khó chịu và “mất mỹ quan” khu vực nhạy cảm nếu như vết đốt bị trầy xước, lở loét” – lương y Trung cho biết.

Triệu chứng khi bị bệnh rận mu

Ngứa ở các khu vực có lông hay tóc. Do cơ thể quá mẫn với nước bọc của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.
Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu.
Cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường.
Rận mu
Rận mu ở khu vực mắt.

Nguyên nhân của bệnh

Rận mu thích sống ở những khu vực tối, kín và ẩm ướt như lông vùng bẹn, lông mày, lông vùng kín... đôi khi trên cả da đầu. Loại côn trùng này có khả năng đổi màu trên da, vậy nên rất khó phân biệt, những vết cắn của rận mu thường để lại vết thâm và chai cứng.
Rận mu thường lây qua con đường tiếp xúc gần gũi, thường là khi chúng ta quan hệ tình dục bừa bãi. Người lớn dễ mắc rận mu hơn trẻ em. Tất nhiên, rận mu không chỉ lây lan qua tiếp xúc vùng kín, những thành viên trong gia đình cũng có thể bị lây rận mu thông qua việc sử dụng chung quần áo, khăn tắm, giường ngủ.

Trị rận mu đơn giản bằng bài thuốc Đông Y

rận mu
Trị tận gốc bằng lá xoan giã nát xoa vào vùng có rận.

Theo lương y Trung, bài thuốc trị rận mu rất đơn giản và dễ tìm. Sau khi cạo sạch lông mu, có thể dùng lá xoan giã nát xoa vào vùng có rận, để chừng 15 phút sau đó rửa sạch bằng xà phòng có chất diệt trùng.
Ngoài ra, có thể thay thế bằng hạt thàn mát, vị thuốc bách bộ (có chất diệt trùng), rễ cây duốc cá. Các loại này đều giã nhỏ hoặc ngâm nước (nếu khô), sau đó dùng nước này xát lên vùng lông bị bệnh. Người bệnh cũng có thể dùng hóa chất diệt muỗi có hoạt chất cypermephin hoặc pyrephin để bôi lên vùng da (đã cạo sạch lông). Các hóa chất này diệt rận nhưng không có hại cho da.
Người bệnh cũng cần đốt hết quần áo cũ, ga giường, chăn màn, khăn bông, khử sạch môi trường mình vẫn nằm để triệt tiêu mầm bệnh.

Theo Khoa học TV (Tổng hợp)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    1. Mô tả Bệnh tuy không thường gặp nhưng rất nguy hiểm vì khó chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ biến chứng lớn. Tỷ lệ tử vong do lao ruột là 11%. 2. Phân loại Lao ruột có hai loại, thường gặp là lao ruột thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu,

  • 28-05-2018
    Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo và cổ tử cung vào tử cung, buồng trứng, hoặc ống dẫn trứng và có thể gây áp-xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời, PID có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kéo dài khác.
  • 28-05-2018
    Thấp khớp cấp hay còn gọi là thấp tim hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever) được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo. Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A (Strep
  • 27-08-2018

    Thiếu oxy là tình trạng mà mô của bạn bị thiếu hụt oxy. Nguyên nhân là do thiếu oxy máu, nghĩa là lượng oxy trong máu của bạn thấp hơn mức bình thường. Đôi khi, tình trạng thiếu oxy được sử dụng để chỉ cả hai tình trạng (thiếu oxy và thiếu oxy máu).

  • 28-05-2018
    Thủng màng nhĩ là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm tại chỗ ở tai lâu ngày không được điều trị. Trong đó, bệnh lý viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khách quan cũng có thể gây thủng màng
  • 28-05-2018

    Hội chứng bẫy động mạch khoeo hay còn gọi là "bệnh chạy bộ" hiếm phát hiện vì khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với suy tĩnh mạch.