Huyết áp thấp

Mặc dù huyết áp là khác nhau ở mỗi người, chỉ số huyết áp tâm thu (con số phía trên trong kết quả đo huyết áp) dưới 90 milimet thủy ngân (mmHg) hoặc huyết áp tâm trương (con số bên dưới) nhỏ hơn 60 mmHg thường được coi là huyết áp thấp.

Huyết áp thấp là bệnh gì?

(Ảnh minh họa)

Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Huyết áp được biểu đạt bằng hai con số. Số đầu tiên, thường cao hơn, là huyết áp tâm thu, hay áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Số thứ hai là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Bạn bị bệnh huyết áp thấp nếu có huyết áp thấp hơn 90/60, nghĩa là:

  • Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống,
  • Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.

Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.

Triệu chứng của huyết áp thấp

Các triệu chứng huyết áp thấp xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não giảm, bao gồm:

  • Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt;
  • Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng;
  • Ngất (xỉu);
  • Thiếu tập trung;
  • Mờ mắt;
  • Buồn nôn;
  • Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt;
  • Nhịp thở nhanh, nông;
  • Mệt mỏi;
  • Trầm cảm;
  • Cảm giác khát.

Huyết áp thấp mạn tính không có triệu chứng và không nghiêm trọng. Một số người khỏe mạnh tập thể dục thường có xu hướng bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, việc giảm huyết áp đột ngột có thể dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng đa cơ quan.

Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường có một số triệu chứng nghiêm trọng như: ngất, sốc tuần hoàn và trụy mạch.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp thấp không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhiều người mắc bệnh huyết áp thấp nhưng vẫn cảm thấy khỏe. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy hoa mắt và chóng mặt, nhưng không có vấn đề gì nếu các triệu chứng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Điều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ nếu bị huyết áp thấp vì bệnh có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. 

Hãy đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu bạn gặp các triệu chứng:

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc tối sầm mặt khi đứng lâu (trên 5 giây);
  • Tim nhanh (nhịp tim nhanh, mạnh hoặc không đều);
  • Mờ mắt;
  • Buồn nôn;
  • Nóng;
  • Toát mồ hôi (đổ mồ hôi nhiều);
  • Mê sảng.

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp 

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp như:

  • Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết. Bạn có thể bị mất nước nếu:
    • Không uống đủ nước;
    • Bị tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều;
    • Đổ mồ hôi nhiều (ví dụ trong khi tập thể dục).
  • Tim co bóp yếu;
  • Hệ thần kinh và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường;
  • Mang thai;
  • Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết);
  • Kiệt sức do nhiệt hoặc cảm nhiệt;
  • Một số loại thuốc không cần kê toa;
  • Một số loại thuốc theo toa như thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc Parkinson.

Ở một số bệnh nhân, huyết áp thấp có thể có liên quan đến một vấn đề khác như:

Ngoài ra, những người không nằm trong các trường hợp trên cũng có thể bị huyết áp thấp. Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp hơn những người trẻ. Huyết áp thấp cũng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột. Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:

  • Mất máu do xuất huyết
  • Nhiệt độ cơ thể thấp
  • Nhiệt độ cơ thể cao
  • Bệnh cơ tim gây suy tim
  • Nhiễm nấm, nhiễm trùng máu nặng
  • Mất nước nghiêm trọng do nôn ói, tiêu chảy hoặc sốt
  • Phản ứng với thuốc hoặc rượu
  • Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là quá mẫn.

Nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Nguy cơ mắc tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp đều tăng lên theo tuổi. Lượng máu về cơ tim và lên não sẽ suy giảm theo độ tuổi, thường là do sự tích tụ mảng bám trong lòng mạch máu. Khoảng từ 10 – 20% người trên 65 tuổi bị huyết áp thấp.

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp như thuốc lợi tiểu, nitrat và giãn mạch.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiền căn nguy cơ mất dịch cơ thể (nôn mửa, tiêu chảy, hạn chế dịch, sốt);
  • Tiền căn bệnh lý như suy tim sung huyết, tiểu đường, ung thư, nghiện rượu;
  • Bằng chứng xét nghiệm thần kinh về bệnh Parkinson, bệnh lý thần kinh ngoại biên, chứng loạn thần kinh sinh dưỡng gia đình (như phản ứng đồng tử bất thường).

Chẩn đoán huyết áp thấp

Một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ biết được liệu các triệu chứng của bạn có phải do huyết áp thấp gây ra hay không. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và nhịp mạch ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm, sau đó đo ở tư thế đứng. Các xét nghiệm khác có thể thực hiện là:

  • Xét nghiệm máu để xem bạn có thiếu máu hay không. Bạn được chẩn đoán là thiếu máu khi có quá ít hồng cầu. Các xét nghiệm máu để kiểm tra sự cân bằng của cách thành phần hóa học trong máu cũng như nồng độ các chất dịch nằm trong ngưỡng bình thường không.
  • Các xét nghiệm để chắc chắn tim co bóp phù hợp không.

Điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Huyết áp thấp thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra vài triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chóng mặt thoáng qua khi đứng. Vì vậy, hiếm khi bác sĩ yêu cầu bạn cần phải điều trị.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định xem huyết áp thấp có phải do bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng gây ra hay không. Nếu có thì bác sĩ chỉ cần đổi thuốc khác hoặc giảm liều một cách thích hợp. Nếu có nhiều triệu chứng, bác sĩ thường cố gắng điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra các triệu chứng này.

Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và kiểu huyết áp thấp, bệnh nhân có thể thực hiện những phương pháp sau:

  • Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện vì lượng natri dư thừa có thể gây suy tim, nhất là ở những người lớn tuổi.
  • Uống nhiều nước hơn. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước.
  • Mang vớ ép.
  • Một số thuốc có thể được sử dụng để điều trị huyết áp thấp tư thế đứng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp?

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp, nhưng bạn chỉ thực hiện sau khi đi khám bác sĩ:

  • Đứng dậy chậm và để cho cơ thể có thời gian thích ứng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy ngồi dậy và chờ đợi một lúc. Sau đó, bạn xoay chân ở cạnh giường và chờ đợi thêm chút nữa. Khi bạn đứng lên, phải chắc chắn rằng bạn có một điểm tựa nào đó để bám vào trong trường hợp bắt đầu cảm thấy chóng mặt.
  • Tránh chạy, leo núi hoặc làm bất cứ hoạt động nào mất rất nhiều năng lượng, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Những hoạt động này có thể làm giảm huyết áp ở tư thế đứng.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
  • Đặt một chiếc gối dưới đầu sao cho đầu cao hơn tim một chút.
  • Mang vớ “ép”, tốt nhất là loại vớ dài tới hông, nhưng những loại này rất khó mặc.
  • Tránh uống nhiều rượu.

Huyết áp thấp nên ăn và kiêng gì?

Huyết áp thấp nên ăn gì?

  • Nước lọc. Đối với những người bị huyết áp, việc bổ sung đầy đủ cho cơ thể là rất quan trọng. Rượu, bia có thể làm cho tình trạng mất nước diễn ra nhanh hơn, vì vậy bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể uống nước dừa, nước khoáng, cà phê, tràm...
  • Nho khô. Nho khô được xem là một loại thực phẩm giúp điều trị huyết áp hiệu quả. Nho khô hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận, do đó duy trì huyết áp ở mức ổn định. Bạn có thể ăn khoảng 30 - 40 hạt nho khô đã được ngâm nước qua đêm và ăn khi bụng đói.
  • Hạnh nhân. Hạnh nhân có thể phòng ngừa hạ huyết áp ở những người thường bị huyết áp thấp.
  • Muối chứa sodium. Muối chứa sodium có tác dụng làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều muối vì sẽ gây hại cho sức khỏe.

Huyết áp thấp nên kiêng gì?

Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng hạ huyết áp của bạn nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn cần hạn chế những thực phẩm này.

  • Cà chuaCà chua có tác dụng làm giảm huyết áp, vì vậy sẽ làm huyết áp của bạn thấp hơn. Nếu ăn quá nhiều cà chua, bạn có thể bị chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.
  • Táo mèo.
  • Hạt dẻ nướng.
  • Thực phẩm có tính lạnh như rau bina, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh...

Chẩn đoán và điều trị huyết áp thấp rất dễ. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là điều trị nguyên nhân chính gây nên huyết áp thấp, vì hạ áp chỉ là triệu chứng bên ngoài. Việc hiểu rõ yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng này chặt chẽ hơn. Mỗi bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp đều nên có một chiếc máy đo huyết áp tự động để theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nhất là những lúc thay đổi huyết áp đột ngột hoặc thay đổi nghiêm trọng.

Theo Hellobacsi

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    U hạt bẹn là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs). Bệnh thường gây tổn thương cho các cơ quan sinh dục, bẹn và vùng háng. Đây là bệnh phổ biến ở những vùng nhiệt đới và những nước đang phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơ quan sinh
  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi bông là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc, lâu dần dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay. Ở giai đoạn sớm của
  • 28-05-2018
    Bệnh thoái hoá khớp (còn gọi là bệnh hư khớp) là một bệnh mạn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp - dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp,
  • 28-05-2018
    Rám má là một bệnh da với biểu hiện tăng sắc tố, thường xuất hiện ở mặt nhất là hai bên gò má, bệnh có ở cả hai giới, nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn, bệnh tuy lành tính, không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tính sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh
  • 28-05-2018
    Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp hoặc chứng liệt Landry, là một tình trạng hiếm gặp. Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên. Tình trạng này sẽ làm cho dây
  • 28-05-2018
    Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là thuật ngữ mô tả một loạt thể bệnh của gan xảy ra ở người uống ít hoặc không uống rượu. Thể nhẹ nhất là gan nhiễm mỡ đơn thuần, chỉ là sự tích luỹ mỡ trong gan và thường không gây tổn thương gan. Nặng hơn là thường kèm