Đông máu (Rối loạn đông máu di truyền)

U hạt bẹn là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs). Bệnh thường gây tổn thương cho các cơ quan sinh dục, bẹn và vùng háng. Đây là bệnh phổ biến ở những vùng nhiệt đới và những nước đang phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơ quan sinh

Đông máu (Rối loạn đông máu di truyền) là bệnh gì?

Rối loạn đông máu di truyền, hay còn gọi là bệnh đông máu, là bệnh hiếm gặp. Bệnh khiến cho máu không đông lại được như bình thường. Có 2 loại rối loạn đông máu di truyền:
Rối loạn đông máu di truyền A (do thiếu yếu tố VIII);
Rối loạn đông máu di truyền B (do thiếu yếu tố IX).
Yếu tố VIII hoặc yếu tố IX là các protein quan trọng giúp đông máu. Tuy nhiên, khi nồng độ 2 yếu tố này giảm quá thấp sẽ gây nên các rối loạn đông máu. Nếu mắc bệnh rối loạn đông máu, người bệnh có thể bị chảy máu lâu hơn khi bị thương. Những vết thương nhỏ ngoài da không hẳn là vấn đề nhưng nếu bị chảy máu trong cơ thể như ở đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay, chúng có thể ảnh hưởng đến nội tạng và nguy hiểm đến tính mạng.
Đông máu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đông máu

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đông máu khá đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh:
  • Chảy máu quá nhiều từ các vết thương hoặc sau phẫu thuật;
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân;
  • Nhiều vết bầm tím lớn;
  • Chảy máu bất thường sau khi tiêm chủng;
  • Có máu trong nước tiểu hoặc phân;
  • Đau hoặc sưng các khớp xương.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đi khám nếu bạn hay bị bầm tím, khó cầm máu hoặc chảy máu kéo dài. Nếu đang mang thai và trong gia đình đã có người mắc bệnh, bạn nên báo cho bác sĩ biết để xác định xem thai nhi của mình có bị ảnh hưởng bởi bệnh này hay không.

Nguyên nhân gây ra bệnh đông máu

Bệnh xảy ra khi các yếu tố VIII hoặc IX bị thiếu. Vì vậy, khi phẫu thuật hoặc các vết thương xuất hiện, người bệnh rất khó cầm máu do lúc này cơ thể không sản xuất đủ các protein để đông máu. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh này xảy ra do di truyền và bé trai sinh ra có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn bé gái. Lý giải cho việc này là do gen sản xuất yếu tố đông máu chỉ nằm ở nhiễm sắc thể X. Nam giới (với bộ nhiễm sắc thể là XY) khi nhận nhiễm sắc thể X bị bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Trong khi đó, ở nữ giới (với bộ nhiễm sắc thể XX) sẽ không bị bệnh nếu chỉ có 1 nhiễm sắc thể X mang bệnh.;

Nguy cơ mắc bệnh đông máu

Những ai thường mắc phải bệnh đông máu?

Đây là bệnh mang tính di truyền và hầu như chỉ thấy ở nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đông máu?

Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh đông máu, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị bệnh đông máu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đông máu?

Thông thường, bệnh đông máu sẽ được chẩn đoán sau khi người bệnh chảy máu bất thường và gặp khó khăn trong khi cầm máu. Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để tìm nồng độ của yếu tố VIII và yếu tố IX. Đôi khi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên gặp các chuyên gia huyết học để có được sự chẩn đoán chính xác nhất.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đông máu?

Việc điều trị bao gồm thay thế các yếu tố đông máu hoặc dùng thuốc. Để tránh thương tật, bạn cần ngăn chặn việc chảy máu ở cơ và xương càng sớm càng tốt và đôi khi cần phải phẫu thuật nếu cơ hoặc khớp đã bị tổn thương. Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ truyền yếu tố đông máu cho bạn. Các thuốc như desmopressin hoặc axit aminocaproic có thể được sử dụng trong trường hợp nhẹ. Ngoài ra, cần phải kiểm tra và xét nghiệm cẩn thận loại máu được tiếp nhận để tránh mắc phải các bệnh lây nhiễm như HIV,…;

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh đông máu

Để kiểm soát diễn tiến bệnh đông máu, bạn cần chú ý một số điều sau:
  • Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong trường hợp bị mất máu hoặc tổn thương;
  • Tránh các tác nhân có thể gây tai nạn;
  • Khám răng định kì 2 lần trong một năm;
  • Tránh tiêm vào bắp thịt;
  • Hãy tập thể thao nhưng tránh các môn thể thao có khả năng gây ra chấn thương.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thai chết lưu là tất cả các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung. Thai chết lưu có thể gặp ở mọi giai đoạn của thời kỳ mang thai, nếu không
  • 08-06-2018
    Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một cấp cứu tối khẩn cấp trong nhãn khoa, cần phải xử trí ngay trong những phút đầu tiên. Bệnh nặng vì: Sẽ dẫn tới mù khó hồi phục. Là biểu hiện của một bệnh toàn thân
  • 28-05-2018
    Đầy hơi, còn gọi là đầy bụng, là tình trạng khí tích tụ trong dạ dày và ruột, làm cho bạn cảm thấy đầy bụng và trong một số trường hợp bụng bạn có thể căng lên. Đầy hơi thường do nuốt không khí hoặc hơi đến từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình
  • 28-05-2018
    Túi phình mạch não là chỗ phồng hay phình ra của mạch máu não, nhìn giống như quả dâu treo trên cuống. Túi phình có thể dò hay vỡ, gây chảy máu trong não (đột quỵ xuất huyết). Hầu hết túi phình vỡ xảy ra trong khoảng giữa não và lớp mô mỏng bao quanh
  • 17-10-2018

    Mô tả Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Hiện nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là kỹ thuật sinh

  • 17-10-2018

    Co giật nửa mặt là tình trạng bệnh biểu hiện trên một nửa khuôn mặt của bạn. Nó thường bắt đầu bằng co giật xung quanh mắt một bên. Dần dần có thể co giật đến miệng của bạn. Có nhiều cách điều trị khác nhau. Mặc dù tình trạng này không gây tử vong nhưng