Chèn ép tim

Chèn ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.

Chèn ép tim là bệnh gì?

Chèn ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.
Chèn ép tim có thể gây đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ tử vong.

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Chèn ép tim

Chèn ép tim có thể gây ra rất nhiều triệu chứng. Trong đó, các triệu chứng chính thường xảy ra bao gồm:

  • Lo lắng, bồn chồn;
  • Đau nhẹ ở cổ, vai, lưng hoặc bụng;
  • Đau ngực, có thể nặng hơn khi thở hoặc ho;
  • Khó thở hoặc thở gấp;
  • Cảm thấy khó chịu, đôi khi có thể thuyên giảm khi ngồi thẳng lưng hoặc nghiêng về phía trước;
  • Ngất xỉu, choáng váng;
  • Da nhạt, xám, hoặc xanh xao;
  • Đánh trống ngực;
  • Sưng vùng bụng hoặc các vùng khác;
  • Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như chóng mặt, buồn ngủ, mạch yếu hoặc mất hẳn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chỉ định phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh Chèn ép tim

Tùy theo loại chèn ép tim là mãn tính hay cấp tính, bệnh sẽ có những nguyên nhân khác nhau:

  • Chèn ép tim mãn tính (xảy ra chậm): trong trường hợp này nguyên nhân thông thường là do ung thư phổi,ung thư vú, suy thận, suy giáp, ung thư hạch và nhiễm trùng.
  • Chèn ép tim cấp tính: thường gây ra do các chấn thương như vết dao đâm hay tai nạn xe cộ (khi ngực va mạnh vào bánh lái và gây nên tình trạng bóc tách động mạch chủ).

Ngoài ra, chèn ép tim cấp tính có thể là do một số các nguyên nhân khác như cơ tim bị phá hủy sau cơn nhồi máu cơ tim hoặc những lỗ thủng hình thành trong tim sau những ca phẫu thuật, chẳng hạn như lắp máy tạo nhịp tim.

Nguy cơ mắc bệnh Chèn ép tim

Chèn ép tim là bệnh khá hiếm gặp, theo thống kê trong 1.000 người thì sẽ có khoảng 2 người mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng chèn ép tim bao gồm:

  • Bị nhiễm HIV khi còn trẻ;
  • Không chữa trị tốt các vết thương hở;
  • Nhiễm bức xạ nặng ở ngực;
  • Bị viêm màng ngoài tim;
  • Bị suy nhược tuyến giáp.

Chẩn đoán chèn ép tim

Thông qua triệu chứng và khám lâm sàng, bác sĩ của bạn có thể nghi ngờ bạn bị chèn ép tim và sẽ xác nhận lại nghi ngờ của mình bằng siêu âm tim. Ở bệnh nhân bị chèn ép tim cấp tính, có khả năng đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể xét nghiệm chất dịch được rút ra từ tim bằng cách khảo sát dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây chèn ép tim.

Điều trị bệnh Chèn ép tim

Chèn ép tim là một tình trạng nguy hiểm cần phải được chữa trị tại bệnh viện. Những phương pháp được sử dụng để điều trị chèn ép tim tùy thuộc theo loại chèn ép tim mãn tính hay cấp tính:

Chèn ép tim mãn tính: phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu chèn ép tim do ung thư gây ra, tùy vào dạng ung thư nào mà bạn sẽ được kiến nghị dùng thuốc điều trị phù hợp. Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, các loại thuốc kháng sinh và kháng nấm sẽ được sử dụng.

Chèn ép tim cấp tính: khi tim bị chèn ép và xuất hiện các triệu chứng, các chất dịch quanh tim phải được lấy đi càng nhanh càng tốt thông qua thủ thuật chọc màng ngoài tim. Các loại thuốc tăng huyết áp có thể được sử dụng để duy trì sự sống cho bệnh nhân trong quá trình chọc dịch. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu cắt bỏ một phần màng ngoài tim bằng phẫu thuật tạo cửa sổ ngoại tâm mạc. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ là phương pháp điều trị tạm thời. Để điều trị hoàn toàn chứng chèn ép tim, thì nguyên nhân gây ra nó cũng phải được tìm ra và chữa trị.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của chèn ép tim

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Nếu triệu chứng trở nặng, bệnh nhân phải đến bệnh viện kịp thời để được lấy dịch ra khỏi tim.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-09-2018

    Da nổi bóng nước là một rối loạn tự miễn hiếm gặp. Bệnh này gây ra các nốt mụn nước xuất hiện trên da hoặc trong miệng. Những bóng nước lớn dần, vỡ ra và tạo sẹo.

  • 28-05-2018
    Bệnh nhân ngơ ngác, mất phương hướng, không biết mình ở đâu, trong thời gian nào. Họ quên cách gọi thông thường về người và sự vật. Họ cũng quên luôn cả cách tự chăm sóc hàng ngày như tắm rửa, đánh răng, ăn cơm, mặc quần áo. Và họ hành động giống như
  • 28-05-2018
    Bệnh giun chỉ do một loại giun có hình dạng giống như sợi chỉ gây ra. Bệnh lưu hành ở các nước có khí hậu nóng ẩm và xảy ra do muỗi mang ấu trùng giun chỉ truyền sang người. Giun chỉ có thể ký sinh ở hệ thống bạch huyết làm tổn thương hệ thống bạch huyết
  • 17-10-2018

    Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Giun lươn sống ở ruột non, tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng

  • 28-05-2018
    Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chứng không dung nạp lactose là gì và làm sao để giúp trẻ “sống chung” với nó.
  • 28-05-2018
    Ngày nay, những tiến bộ về y học và những biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức răng miệng đã được áp dụng rộng rãi, nhưng bệnh sâu răng vẫn còn phổ biến và số người mắc bệnh vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong dân số. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam có