Lú lẫn

Bệnh nhân ngơ ngác, mất phương hướng, không biết mình ở đâu, trong thời gian nào. Họ quên cách gọi thông thường về người và sự vật. Họ cũng quên luôn cả cách tự chăm sóc hàng ngày như tắm rửa, đánh răng, ăn cơm, mặc quần áo. Và họ hành động giống như

Tổng quan

Bệnh nhân ngơ ngác, mất phương hướng, không biết mình ở đâu, trong thời gian nào. Họ quên cách gọi thông thường về người và sự vật. Họ cũng quên luôn cả cách tự chăm sóc hàng ngày như tắm rửa, đánh răng, ăn cơm, mặc quần áo.
Và họ hành động giống như một em bé mới lớn. Bỗng chốc vui, bỗng chốc buồn. Rồi cũng vô cớ giận hờn, bướng bỉnh, gắt gỏng với người thân, người chăm sóc.
Trước đám động, họ chạy tung tăng, chọc ghẹo người này, quấy phá người kia. Rồi nhe răng cười nói, ngô nghê. Không ai đoán được họ muốn gì. Vì họ đã vừa lú, vừa lẫn. Lú lẫn có thể xuất hiện bất thình lình hoặc từ từ.

Những biểu hiện của chứng lú lẫn

Những biểu hiện của chứng lú lẫn

Những biểu hiện thường thấy mà người nhà cũng như nhân viên y tế có thể nhận ra được:
  • Khi tiếp xúc: Bệnh nhân thường nằm yên sững sờ, ánh mắt lúc nhìn xa xăm, lúc nhìn trừng trừng, lúc lộ vẻ kinh ngạc, lúc lại ngơ ngác, đờ đẫn, lúc dửng dưng...
  • Khi giao tiếp ngôn ngữ: Hỏi bệnh nhân thường trả lời rất chậm, hỏi đi hỏi lại mới trả lời, trả lời nhát ngừng từng câu. Bệnh nhân nói ấp úng, trả lời rời rạc, có khi hỏi một đằng trả lời một nẻo, hoặc thường trả lời không biết... đôi khi phải gợi ý nhiều lần bệnh nhân mới trả lời, có khi sững sờ không nói, có khi không hỏi bệnh nhân lại lẩm bẩm một mình những câu vô nghĩa khó hiểu, có khi la hét sợ hãi...
  • Hành vi: Hành vi thường không ăn nhập với xung quanh, với cảm xúc của chính bệnh nhân. Khi thì sững sờ im lặng, khi thì bồn chồn hoảng hốt bỏ chạy, khi thì vùng vẫy chống đối kháng cự, khi thì cười ngây dại, khi thì khóc hu hu, có lúc đập phá cào cấu, chân tay run rẩy, loạng choạng, khi đi phải có người dìu, phải xốc nách lết từng bước chậm chạp, đặc biệt khó khi phải lên cầu thang...
  • Cảm xúc: Cảm xúc của bệnh nhân thường không ổn định, lúc thì sững sờ, ngơ ngác, lúc lo sợ cuống cuồng, lúc ngây ngô, nhưng thường ở trạng thái bối rối hay hỏi lặp lại những câu: ' Cái gì xảy ra thế?',
  • Các rối loạn tri giác: Bệnh nhân thường hay thấy ảo thị đó là những cảnh sinh hoạt kì lạ hay các cảnh kì quái gây cảm xúc lo sợ kinh hoàng, có khi là những cảnh đẹp mê hồn làm cho bệnh nhân sững sờ, say đắm, có lúc nhìn thấy cảnh người chết, các súc vật kỳ lạ như chuột, bọ, rắn rết nhung nhúc, các cảnh tượng thay đổi không ngừng giống như xem 'lăng kính vạn hoa', bệnh nhân lúc nhìn chăm chú, lúc sợ hãi tùy theo nội dung cảnh tượng nhìn thấy.
  • Đi kèm các ảo thị là các ảo thanh thường là những tiếng la hét gọi tên bệnh nhân doạ giết làm cho bệnh nhân hoảng sợ, có khi bệnh nhân lại nghe thấy những bản nhạc dân ca say đắm.
  • Các rối loạn tri giác thường kèm theo các hoang tưởng cảm thụ trực tiếp với nội dung bị săn đuổi, bị truy hại hay biến hình thành chim thú cùng với những hiện tượng giải thể nhân cách như cảm giác người nhẹ bẫng có thể bay bổng hay nặng như chì... gây nên những rối loạn hành vi như đã mô tả ở trên hay các hành vi nguy hiểm như nhảy qua cửa sổ, qua ban công...
  • Rối loạn ý thức: Ý thức của bệnh nhân thường u ám, mờ tối như bị sương mù bao phủ làm cho bệnh nhân thường nhận nhầm sai lệch môi trường xung quanh. Bệnh nhân không nhận ra người thân, lẫn lộn người này với người khác, lẫn lộn ngày đêm. Khi hỏi về ngày tháng thường trả lời không đúng, ngay cả khi hỏi về bản thân như tên tuổi, ngày sinh, bệnh nhân cũng trả lời sai một cách ngây ngô kỳ cục, làm cho người nhà cảm thấy bệnh nhân như là một người khác không giống như mọi khi.
Đặc điểm chung của hội chứng lú lẫn thường diễn biến thay đổi liên tục, xen kẽ là những khoảng tỉnh táo ngắn ngủi hiếm hoi. Các rối loạn tâm thần thường tăng lên rõ rệt về chiều tối hoặc khi tri giác bị trở ngại.
Ngoài các biểu hiện đa dạng về tâm thần, bệnh nhân trong hội chứng lú lẫn thường đi kèm các rối loạn thần kinh và cơ thể:
  • Bệnh nhân thường có sốt, da khô hay mồ hôi đầm đìa, mất nước, mặt hốc hác, môi khô, lưỡi khô, trắng bẩn... do bệnh nhân không tự săn sóc, do không được quan tâm, bị bỏ quên.
  • Tim nhịp nhanh, huyết áp dao động, tiểu ít, vô niệu, có khi tiểu không tự chủ. Chân tay thường run, cầm đồ vật lóng ngóng, đi lại loạng choạng, dễ ngã, tăng phản xạ gân xương, đồng tử giãn, hay có hiện tượng nhai tự động một cách liên tục kéo dài giống như 'ăn trầu hay nhai kẹo cao su'.
  • Thường thấy rối loạn giấc ngủ, ngủ mộng mị mê sảng, ngày ngủ gà ngủ gật nhưng đêm lại thức bồn chồn vật vã...

Nguyên nhân lú lẫn

Nguyên nhân lú lẫn

  • Nguyên nhân trầm cảm, hủy hoại não do nhiều tai biến não nhỏ, thiếu vitamin B12 hoặc do di truyền, vi-rút.
  • Có tới 75% trường hợp lú lẫn diễn tiến âm thầm một thời gian khá lâu trước khi được phát hiện, thường thì do thân nhân nhận ra.
  • Lúc đầu, người bệnh hay kiếm cách, phủ nhận, nói lảng, đôi khi bịa rất khéo để che dấu bất hạnh của mình. Thí dụ như khi hỏi họ đang coi phim gì trên truyền hình, thì họ trả lời 'đang coi chương trình tôi thích nhất', mà thực ra họ không nhớ tên của chương trình đó.
Nhưng với thời gian, người bệnh không còn che đậy được nữa, và triệu chứng dần dần xuất hiện.

Chẩn đoán chứng lú lẫn

Chẩn đoán chứng lú lẫn

Cận lâm sàng thường thấy:
  • Bạch cầu tăng, máu lắng tăng...
  • Điện não đồ thường thấy nhiều hoạt động beta và delta khu trú hay lan tỏa toàn bộ hay cả hai bán cầu, hoặc có những bất thường trên phim chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ..., hoặc có những thay đổi về các chỉ số sinh hoá khác như: urê, creatinin, men gan... hoặc các thay đổi trong dịch não tủy...
  • Diễn biến: Nếu chẩn đoán sớm, điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi nhanh không để lại di chứng. Nếu phát hiện muộn, điều trị không tích cực, rối loạn kéo dài sẽ để lại di chứng thần kinh tâm thần, có thể tử vong.
Tóm lại, lú lẫn là một hội chứng phổ biến gặp nhiều chuyên khoa nên cần có sự phối hợp chẩn đoán điều trị. Thực tế, hội chứng này thường không được chẩn đoán sớm, bệnh nhân phải đi vòng vèo mất nhiều thời gian, khi phát hiện thường có những biến chứng nặng, điều trị khó, chậm phục hồi, để lại nhiều di chứng...

Điều trị chứng lú lẫn

Điều trị chứng lú lẫn

Trong y giới, có câu nói là hãn hữu lắm, ta mới trị lành được, đôi khi ta có thể làm nhẹ bệnh, nhưng luôn luôn ta có thể làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái. Với sa sút trí tuệ, với bệnh Alzheimer cũng vậy. Hiện nay chưa có thuốc trị dứt bệnh mà chỉ trì hoãn diễn biến xấu với hy vọng mang lại một phần trí tuệ cho những trường hợp nhẹ.
  • Các dược phẩm sau đây đang được y giới dùng. Tacrine với biệt danh là Cognex, Aricept (Donepezil), Rivastigmine hoặc Exelon, Galantamine (Reminyl).
  • Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu nói là sinh tố E, estrogen, một vài thảo dược như Gingo cũng có công dụng phần nào.
  • Một hy vọng khác là việc ghép gen tế bào thần kinh. Phương pháp này hiện đang được thử nghiệm tại Hoa Kỳ.

Chế độ chăm sóc

Chế độ chăm sóc

  • Về ăn uống - Vì sự an toàn, tránh để bệnh nhân liên can đến việc nấu nướng. Nhắc nhở giờ ăn. Dọn từng món ăn tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm không biết lựa món nào. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng, vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau. Quên cách dùng đũa, muỗng có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì họ không chịu ngồi yên trong bữa ăn.
  • Ngủ nghỉ - Nên khuyến khích bệnh nhân tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi chiều để họ khỏi thức dậy đái đêm. Tránh cho uống nhiều thuốc ngủ, giới hạn ngủ ngày.
  • Thuốc men - Cất dược phẩm trong tủ khoá kỹ. Cần trực tiếp giúp người bệnh uống thuốc cho đúng giờ, đúng phân lượng. Với bệnh nhân không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn, nước trái cây. Dỗ như dỗ trẻ em.
  • Quần áo - Cần quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít nút, móc rắc rối. Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, nên có sẵn hai bộ y hệt để thay đổi mỗi ngày. Giày không dây cột hay có vải dính, khi họ quên cách cột dây giày.
  • Tắm rửa - Khi tắm, họ hay nghịch giỡn như trẻ thơ, đôi khi vùng vằng không chịu tắm nên cần lựa ý, để họ tự tắm, tôn trọng sự riêng tư. Coi nước nóng lạnh vừa đủ. Dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn tắm, tránh té ngã.
  • Thay đổi tính tình - Với thời gian, bệnh nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Cần nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bất hạnh với lời nói ngắn, gọn, rõ ràng. Một cái vỗ vai nhẹ, một nụ cười, một ôm hôn để làm họ thấy được thương yêu.
  • Để tránh đi lang thang, lạc lối: Thay ổ khoá cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Cho bệnh nhân mang vòng có tên, địa chỉ. Nhờ hàng xóm để ý dùm nếu họ đi ra khỏi nhà.
Trưng bày hình ảnh kỷ niệm xưa ở chỗ dễ thấy để kích động trí nhớ, nhất là những hình gợi lại sự thành công người thân. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian. Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc để dễ đi lại, tránh ngã té. Con cháu tới thăm hỏi thường nhật, nhất là trẻ thơ vì chúng mang lợi ích cho mọi tuổi.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh Crohn, còn được gọi là viêm ruột từng vùng, là tình trạng viêm mãn tính ở đường ruột. Bệnh Crohn thường ảnh hưởng ở cả ruột non, ruột già, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến ruột kết.
  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng xơ phổi do hít phải bụi amiăng. Amiăng là tên của một nhóm sợi tự nhiên từng được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp vì nó có khả năng chịu nóng tốt và có thể dùng để cách nhiệt. Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu
  • 28-05-2018
    Tiêu són là tình trạng trẻ đã được tập đi vệ sinh trước đó đột ngột đi són phân ra quần lót. Táo bón thường là nguyên nhân gây ra tiêu són. Thông thường, số lượng phân són ra ít và chỉ hơi làm vấy bẩn quần lót. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu
  • 18-09-2018

    Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ

  • 17-10-2018

    Bệnh trùng roi đường sinh dục nữ hay gọi là viêm âm đạo do trùng roi là một bệnh viêm đường sinh dục tiết niệu thường gặp ở phụ nữ do một loại ký sinh trùng (Trichomonas vaginalis) gây nên. Dưới kính hiển vi quang học, trùng roi trông giống hạt chanh

  • 28-05-2018
    Dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi.