Rối loạn bùng phát gián đoạn

Rối loạn bùng phát gián đoạn là một bệnh mạn tính kéo dài trong nhiều năm, mặc dù độ nặng của những cơn bùng nổ có thể giảm dần theo tuổi. Điều trị thường là dùng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lí để giúp làm giàm và dịu đi những cơn phẫn nộ.

Rối loạn bùng phát gián đoạn là một bệnh mạn tính kéo dài trong nhiều năm, mặc dù độ nặng của những cơn bùng nổ có thể giảm dần theo tuổi. Điều trị thường là dùng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lí để giúp làm giảm và dịu đi những cơn phẫn nộ.

(Ảnh minh họa)

Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì?

Rối loạn bùng phát gián đoạn (Intermittent Explosive Disorder) liên quan đến những đợt triệu chứng bốc đồng, gây hấn hay các hành vi bạo lực lặp lại và xuất hiện đột ngột, thậm chí là những lời chửi rủa mang tính thô tục. Những cơn “điên đường” (từ dùng để chỉ những người lái xe hay chửi rủa khi đi trên đường), nghiện làm việc nhà, ném và làm vỡ các đồ vật, hoặc những cơn thịnh nộ có thể là những dấu hiệu của rối loạn bùng phát gián đoạn.

Những cơn bùng phát gián đoạn này gây ra nhiều lo âu, ảnh hưởng xấu lên các mối quan hệ xã hội, trong công việc và học tập, thậm chí chúng có thể dẫn đến những hậu quả xấu liên quan đến pháp luật và tài chính.

Triệu chứng của rối loạn bùng phát gián đoạn

Những cơn bùng nổ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước và thường kéo dài không quá 30 phút. Những cơn này xảy ra thường xuyên hay cách nhau khoảng vài tuần đến vài tháng, xen kẽ vào đó là những đợt bùng nổ bằng lời nói hay chửi rủa. Bạn có thể cảm thấy khó chịu, bốc đồng, phẫn nộ hoặc giận dữ kéo dài và hầu như lúc nào cũng vậy.

Những đợt bùng nổ có thể kèm theo các triệu chứng sau:

  • Giận dữ;
  • Khó chịu;
  • Dư thừa năng lượng;
  • Ý nghĩ đua xe;
  • Ngứa cảm giác giống kiến bò;
  • Run rẩy;
  • Đánh trống ngực;
  • Đau thắt ngực.

Sự bùng nổ qua lời nói hay hành vi là ngoài tầm kiểm soát của người bệnh trước một tình huống cụ thể mà không suy nghĩ hay lường trước hậu quả, có một số biểu hiện sau:

  • Tâm trạng luôn cáu giận;
  • Chửi rủa một tràng;
  • Hay gây gổ với người khác;
  • La hét, lớn tiếng;
  • Hành vi bạo lực như tát, xô đẩy người khác;
  • Đánh nhau;
  • Phá hoại tài sản;
  • Có hành vi đe dọa hay hành hung với người và động vật.

Người bệnh sẽ thấy nhẹ nhõm và giải toả được mệt mỏi sau mỗi đợt bùng phát. Sau đó, họ có thể cảm thấy ăn năn, hối hận hay thậm chí xấu hổ.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nhận thức được hành vi của mình khá giống với các triệu chứng của rối loạn bùng phát giai đoạn nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. 

Nguyên nhân gây ra rối loạn bùng phát gián đoạn

Nguyên nhân chính xác của rối loạn bùng phát giai đoạn cho đến nay vẫn chưa rõ và thường khởi phát ở trẻ em từ 6 tuổi cho đến lúc trưởng thành và cũng khá phổ biến ở lứa tuổi 40. Bệnh có thể liên quan đến các yếu tố sau:

  • Yếu tố môi trường: hầu hết những người bệnh lớn lên trong gia đình có những hành vi gây hấn, bạo lực hay bùng nổ qua lời nói. Bởi vì họ thường xuyên trải qua hay chịu đựng những hành vi này từ lúc nhỏ nên họ sẽ có nguy cơ biểu hiện những đặc điểm hay hành vi tương tự khi trưởng thành.
  • Yếu tố di truyền: có thể có những nhân tố di truyền gây bệnh truyền từ đời bố mẹ sang con cái.
  • Những hoạt chất trong não: serotonin, một hoạt chất quan trọng trong não, có thể gây ra rối loạn bùng phát gián đoạn.

Tác hại của bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn

Bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn khiến cho người bệnh trở nên mất kiểm soát, có thể gây tổn thương cho chính bản thân mình và những người xung quanh, thậm chí là thực hiện những hành vi phạm pháp. Điều đó khiến cho người bệnh gặp rắc rối lớn đối với xã hội.

Bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn khiến cho người bệnh cảm thấy tội lỗi, xấu hổ sau các giai đoạn bùng phát, từ đó dễ mắc những căn bệnh tâm lý khác.

Bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn

Người bị rối loạn bùng phát gián đoạn sẽ tăng nguy cơ bị:

  • Phá hỏng những mối quan hệ cá nhân: người bệnh thường tự thấy người khác nổi giận với họ do đó họ thường xuyên gây gổ hoặc dùng bạo lực. Những hành động này sẽ tạo khó khăn trong việc giữ gìn những mối quan hệ xung quanh, có thể dẫn đến ly dị vợ chồng hay stress cho gia đình.
  • Gặp khó khăn khi ở trường, ở nhà hoặc trong công việc: một số biến chứng có thể xảy ra như mất việc, đình chỉ việc học, tai nạn giao thông,vấn đề tài chính hoặc liên quan đến pháp lý.
  • Thường xuyên gặp rối loạn cảm xúc: như trầm cảm, lo lắng.
  • Nghiện rượu và các chất kích thích khác.
  • Một số bệnh lí có thể xảy ra như tăng huyết ápbệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, cảm giác đau mạn tính.
  • Tự làm hại bản thân: cố ý tự làm tổn thương hay tự sát thỉnh thoảng có thể xảy ra.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn bùng phát gián đoạn:

  • Có tiền sử bị lạm dụng thể xác: người trải qua bạo hành hay các chấn thương tâm lí lúc nhỏ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Có tiền sử các bệnh về tâm lí: người mắc các chứng bệnh như rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới hoặc những bệnh khác có hành vi gây phá rối như bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chẩn đoán rối loạn bùng phát gián đoạn

Để đưa ra chẩn đoán xác định rối loạn bùng phát gián đoạn và loại trừ những bệnh lí thực thể hay những bệnh tâm lí khác, bác sĩ cần:

  • Khám và hỏi bệnh kèm theo một số xét nghiệm cần thiết.
  • Đánh giá tâm lí người bệnh: bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm lí sẽ trò chuyện và hỏi han về các triệu chứng, suy nghĩ cũng như cảm xúc và các hành vi của bạn.
  • Các triệu chứng được liệt kê trong danh sách các bệnh về tâm lí (DSM-5) được xuất bản bởi Hiệp hội tâm lí học Hoa Kì.

Điều trị rối loạn bùng phát gián đoạn

Không có điều trị đặc hiệu có thể dùng tốt cho tất cả các trường hợp rối loạn bùng phát gián đoạn. Điều trị nói chung thường bao gồm liệu pháp tâm lí kết hợp với dùng thuốc.

Liệu pháp tâm lí

Điều trị theo cá nhân hoặc theo nhóm có thể hữu ích và một loại thường dùng điều trị đó là liệu pháp nhận thức hành vi giúp người bệnh:

  • Xác định những tình huống hay hành vi có thể gây kích thích hay công kích người khác.
  • Học và luyện cách kiềm chế những hành vi hay lời nói không phù hợp ví dụ như tập thư giãn, suy nghĩ thấu đáo trước mọi tình huống (tái hình thành sự nhận thức) và các kĩ năng đối phó với nhiều hoàn cảnh khác nhau

Thuốc

Một số loại thuốc có thể giúp điều trị rối loạn bùng phát gián đoạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật hoặc thuốc giúp ổn định tâm trạng cũng có thể cần thiết cho người bệnh.

Kiềm chế cơn giận dữ bùng phát

Đây là một phần trong việc điều trị, bao gồm:

  • Gạt bỏ những rối loạn hành vi trước đó và tập ứng phó tốt với những lúc giận dữ bằng cách học qua hành vi. Bạn hãy tập luyện những kĩ năng bạn học được trong quá trình điều trị bằng liệu pháp tâm lí, và bạn cần nhận biết được cái gì có thể thúc đẩy đưa đến cơn giận và các ứng phó với tình huống đó.
  • Lập kế hoạch: bạn có thể kết hợp với bác sĩ đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể mỗi khi bạn giận dữ. Ví dụ, nếu bạn nghi ngờ mình sắp mất kiểm soát thì hãy cố đưa bản thân thoát khỏi tình hình hiện tại, bạn có thể đi bộ hoặc gọi cho người bạn thân để làm dịu bản thân lại.
  • Tránh dùng cồn và các chất gây hưng cảm vì những chất này có thể tăng sự kích động và nguy cơ bùng nổ cảm xúc bất cứ lúc nào.

Phòng chống bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn

Một số những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn chống lại bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn:

  • Tuân thủ điều trị dài lâu: hãy tham dự những buổi tập trị liệu, luyện tập những kĩ năng ứng xử và đối phó trước mọi tình huống và có thể bác sĩ sẽ kê cho bạn thêm một số thuốc cần thiết, và bạn nên dùng thuốc theo đúng toa của bác sĩ, đồng thời phải duy trì uống thuốc để tránh từng đợt lặp lại của rối loạn bùng phát gián đoạn.
  • Tập những kĩ năng giúp thư giãn: như thở sâu hoặc tập yoga.
  • Tái hình thành nhận thức đúng đắn.
  • Áp dụng những kĩ năng giải quyết vấn đề đã luyện tập trước đó.
  • Học cách phát triển kĩ năng giao tiếp.
  • Thay đổi môi trường: tránh những tình huống làm bạn buồn rầu, lo lắng, bạn cần sắp xếp một thời gian biểu cá nhân để xua đi hay giải quyết tốt những vấn đề gây stress và lo lắng cho bạn.
  • Tránh những chất làm thay đổi tâm trạng: ví dụ như cồn hay thuốc gây khoái cảm.
  • Kiềm chế cơn giận.
  • Lập kế hoạch cụ thể với bác sĩ: kế hoạch này sẽ dùng khi bạn cảm thấy hay dự báo trước mình sẽ dễ nổi cơn giận. Ví dụ  nếu bạn nghĩ bạn sắp không kiềm chế hay khống chế nổi tình hình, hãy nhanh chóng bỏ đi hay gọi điện cho một người bạn tin tưởng để bình tĩnh và làm dịu tâm trạng trở lại.
  • Tạo ra kế hoạch giữ an toàn khi trong nhà xảy ra bạo lực: nếu bạn nghi ngờ người thân sắp bùng nổ, hãy cố di chuyển ra chỗ khác và giữ cho trẻ em trong nhà được cách ly với người này. Tuy nhiên, nếu bạn để người đó ở lại một mình thì cũng rất nguy hiểm, hãy thật cẩn trọng với mọi tình huống, có thể nhờ sự giúp đỡ từ các đường dây nóng, khóa chặt những thứ có thể gây cháy nổ trong nhà, hoặc nhờ sự giúp đỡ từ các gia đình xung quanh.

Bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra. Do đó, hãy gọi khám ngay với các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học hoặc Tâm lý của Wellcare để nhận được sự tư vấn kịp thời.

Theo Hellobacsi

- 01-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Nếu bạn có những biểu hiện trên, đừng tuyệt vọng. Bạn đã biết mình đang bị gì rồi, phải không? Anxiety không thể làm hại bạn hoặc gây ra bất cứ tổn thương lâu dài nào về sức khỏe hay thể chất. Chìa khóa của sự hồi phục nằm ở kiến thức và sự thấu hiểu tại sao bạn lại đang cảm thấy như vậy – cái gì khiến bạn tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn đó.

  • Cyclothymia hay còn gọi là rối loạn khí sắc theo chu kì (cyclothymic disorder) là một rối loạn khí sắc hiếm gặp. Cyclothymia gây ra những bất thường về cảm xúc nhưng không nghiêm trọng bằng rối loạn lưỡng cực loại I hoặc II.

  • Đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi tại sao mình lại bị người khác ghét hoặc luôn tỏ thái độ không thích thú với bạn và những việc bạn làm? Cuộc sống rất công bằng, có người thương ta thì ắt hẳn sẽ có kẻ ghét, đó là điều không thể tránh khỏi. Đừng hỏi tại sao người ta ghét mình? Có lý do cả đấy! Dưới đây là 15 lí do vì sao bạn luôn bị người khác đố kị, hãy đọc và chiêm nghiệm.

  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là khi trẻ có khó khăn trong việc truyền tải hoặc diễn đạt thông tin bằng các kỹ năng nói, viết, dùng ký hiệu hoặc cử chỉ. Đối với các bé ở độ tuổi mầm non, sự suy yếu của chức năng diễn đạt chưa được diễn tả rõ ràng bằng kỹ năng viết vì các bé chưa chính thức học viết.

  • Hoang tưởng thường gặp ở nhứng bệnh loạn thần nặng (tâm thần phân liệt, loạn thần do nghiện rượu, loạn thần cấp...) thường được đưa vào bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, có một số không nhỏ những người bệnh có hoang tưởng vẫn có thể sống và làm việc tương đối bình thường. Nhưng họ gây ra những gánh nặng nhất định cho gia đình, xã hội, cho những người sống quanh họ.