Các triệu chứng của rối loạn lo âu

Nếu bạn có những biểu hiện trên, đừng tuyệt vọng. Bạn đã biết mình đang bị gì rồi, phải không? Anxiety không thể làm hại bạn hoặc gây ra bất cứ tổn thương lâu dài nào về sức khỏe hay thể chất. Chìa khóa của sự hồi phục nằm ở kiến thức và sự thấu hiểu tại sao bạn lại đang cảm thấy như vậy – cái gì khiến bạn tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn đó.

*** Định nghĩa: Về mặt bản chất, worry (tức lo lắng) là bình thường. Còn Anxiety (lo xa, lo âu) là medical condition (tình trạng bệnh lý). Bài gốc tác giả dùng các từ như “Anxiety disorders” và “Anxiety” nên tôi xin phép giữ nguyên từ gốc trong bài.

Generalized Anxiety Disorders (GAD) có thể gây ra những triệu chứng khó chịu sau đây (mặc dù tương đối vô hại):

  • Đau đầu;
  • Run rẩy, giật cơ;
  • Cảm giác lâng lâng;
  • Khó tập trung;
  • Buồn nôn;
  • Khó thở;
  • Chảy mồ hôi, cảm thấy có luồng nóng trong người;
  • Thay đổi khẩu vị;
  • Nhu cầu thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh;
  • Dễ dàng giật mình;
  • Cảm giác có cục u trong cổ họng, khó nuốt;
  • Không ngủ được;
  • Không thư giãn được;
  • Căng cơ;
  • Mệt mỏi;
  • Tầm nhìn bị mờ;
  • Cảm giác như có kim chân ở tay và chân;
  • Cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng;
  • Cảm giác lo âu và sợ hãi (vâng, dĩ nhiên);
  • Khó có thể nghĩ thông suốt;
  • Cảm giác như bản thân sắp phát điên (mặc dù 100% những người bị GAD không bao giờ phát điên, vì họ là những người rất tỉnh táo và nhạy cảm. Chỉ là họ quá nhạy cảm vì vậy mọi thứ dường như được phóng đại lên);
  • Không có cảm xúc gì rõ rệt;
  • Ù tai;
  • Quá chú ý vào bản thân;
  • Suy nghĩ lạ, ám ảnh;
  • Cảm giác choáng ngợp, không thể đối phó;
  • Tim đập nhanh.

Các triệu chứng khác:

  • Thiếu ham muốn tình dục;
  • Khó giao tiếp với người khác;
  • Sợ bị ốm;
  • Cảm giác phiền muộn;
  • Cảm giác “không thật”, tách biệt khỏi môi trường xung quanh;
  • Hiếu động, khó thư giãn;
  • Thiếu năng lượng, dễ dàng bị mệt;
  • Ít hứng thú trong cuộc sống;
  • Đa nghi, sợ và nghĩ quá lên về những gì người khác nghĩ về mình;
  • Khô miệng.

Đó là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của Anxiety disorders, và rất nhiều triệu chứng khác mà tôi đã trải qua. Nhưng nếu bạn có thể có một vài triệu chứng trên thì rất có khả năng bạn đang bị Anxiety. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ rằng nhất định phải có một vấn đề gì đó nghiêm trọng khác về sức khỏe.

My Little sunshine by K.
(Ảnh minh họa)

Nếu bạn có những biểu hiện trên, đừng tuyệt vọng. Bạn đã biết mình đang bị gì rồi, phải không? Anxiety không thể làm hại bạn hoặc gây ra bất cứ tổn thương lâu dài nào về sức khỏe hay thể chất. Chìa khóa của sự hồi phục nằm ở kiến thức và sự thấu hiểu tại sao bạn lại đang cảm thấy như vậy – cái gì khiến bạn tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn đó. Tôi đã từng bị tệ đến mức hầu như tất cả những triệu chứng trên đã từng trải qua rồi. Nhưng giờ tôi đã ổn, đã vượt qua nó và tôi tin rằng tất cả mọi người có thể vượt qua nó nếu như có sự giúp đỡ và thông tin đúng đắn. Tôi chứng kiến nhiều đến mức khó có thể nói ngược lại – rằng bạn không thể hồi phục.

Nguồn tham khảo: Anxietynomore.co.uk – David Paul

Link bài viết gốchttps://beautifulmindvn.com/20...

Xem thêm:

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm lý

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm thần học

Biên dịch: Khánh Linh

Theo Beautifulmindvn

- 29-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Bạn có thể gọi bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để khám trực tuyến, tư vấn từ xa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly

  • Đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi tại sao mình lại bị người khác ghét hoặc luôn tỏ thái độ không thích thú với bạn và những việc bạn làm? Cuộc sống rất công bằng, có người thương ta thì ắt hẳn sẽ có kẻ ghét, đó là điều không thể tránh khỏi. Đừng hỏi tại sao người ta ghét mình? Có lý do cả đấy! Dưới đây là 15 lí do vì sao bạn luôn bị người khác đố kị, hãy đọc và chiêm nghiệm.

  • Hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • Nhiều người đã trải qua những nỗi sợ hãi rất đặc biệt, đó là nỗi sợ phi lý, vô cùng mãnh liệt và dữ dội về những vật hay tình huống nhất định. Sợ chó, sợ những nơi hẹp kín, sợ bay, sợ độ cao, thang cuốn, đường hầm, đường cao tốc, nước, và máu là một trong số những nỗi sợ phổ biến nhất. Ám sợ không chỉ là nỗi sợ hãi cực đoan, mà nó còn có phần phi lý. Bạn có thể trượt tuyết trên những ngọn núi cao nhất thế giới nhưng lại sợ hãi khi lên đến tầng 10 của một toàn nhà. Những người trưởng thành bị ám sợ chuyên biệt ý thức được rằng nỗi sợ đó rất vô lý, nhưng khi đối mặt hoặc thậm chí là chỉ cần nghĩ về việc phải đối mặt với nó, thì họ lại cảm thấy hoảng loạn, lo lắng và căng thẳng dữ dội.

  • Rối loạn khả năng đọc hay chứng khó đọc (Dyslexia) là một khuyết tật về khả năng học tập có ảnh hưởng đến kỹ năng đọc và viết của một trẻ. Trẻ mắc chứng khó đọc thường gặp khó khăn trong việc hiểu được các chữ cái và phát âm của chữ có tác động đến nhau như thế nào?

  • Bệnh xáo trộn về tình cảm có thể chia làm 3 loại: buồn nản hay trầm cảm (major depression), chu kỳ vui-buồn quá độ hay rối loạn lưỡng cực (manic depressive disorder) và lo âu(anxiety disorder).