Rối loạn khí sắc theo chu kì

Cyclothymia hay còn gọi là rối loạn khí sắc theo chu kì (cyclothymic disorder) là một rối loạn khí sắc hiếm gặp. Cyclothymia gây ra những bất thường về cảm xúc nhưng không nghiêm trọng bằng rối loạn lưỡng cực loại I hoặc II.
Wednesday, 29/11/2017

Rối loạn khí sắc theo chu kì là gì?

Cyclothymia hay còn gọi là rối loạn khí sắc theo chu kì (cyclothymic disorder) là một rối loạn khí sắc hiếm gặp. Cyclothymia gây ra những bất thường về cảm xúc nhưng không nghiêm trọng bằng rối loạn lưỡng cực loại I hoặc II.

(Hình minh họa)

Khi mắc rối loạn khí sắc chu kì, bạn sẽ trải qua các giai đoạn lên và xuống tâm trạng. Tâm trạng của bạn có thể rất tốt trong một thời gian nhưng sau đó lại trầm xuống một cách mất kiểm soát. Giữa các giai đoạn biểu hiện tăng và giảm cảm xúc này, bạn có thể cảm thấy ổn định và khỏe mạnh.

Mặc dù các giai đoạn tăng và giảm cảm xúc trong cyclothymia không nghiêm trọng bằng các triệu chứng đó trong rối loạn lưỡng cực, việc cần thiết là bạn phải tìm ra sự giúp đỡ để kiểm soát các triệu chứng này bởi vì bạn có thể bị ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn và tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực loại I và loại II.

Triệu chứng của bệnh rối loạn khí sắc theo chu kì

Các triệu chứng của bệnh rối loạn khí sắc theo chu kì là luân phiên giữa việc tăng cảm xúc và giảm cảm xúc. Các sự tăng cảm xúc trong rối loạn khí sắc theo chu bao gồm những triệu chứng của việc tăng một khí sắc (hưng cảm nhẹ). Các sự giảm cảm xúc bao gồm các triệu chứng trầm cảm nhẹ và vừa.

Các triệu chứng của rối loạn khí sắc theo chu kì tương tự với các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực loại I và II nhưng ít nghiêm trọng hơn. Khi mắc rối loạn khí sắc chu kì, bạn thường vẫn có sinh hoạt hằng ngày khá ổn tuy đôi lúc có chút khó khăn.  

Các triệu chứng hưng cảm nhẹ

Các dấu hiệu và triệu chứng tăng cảm xúc bao gồm:

  • Cảm giác hạnh phúc và khỏe mạnh cực kì (sự phấn chấn)
  • Tích cực vô cùng
  • Tự mãn
  • Nói nhiều hơn bình thường
  • Quyết định các lựa chọn kém có thể dẫn đến  hành vi nguy cơ và những lựa chọn không thông suốt.
  • Tư duy nhanh
  • Kích động và có hành vi gây hứng
  • Hoạt động thể chất quá mức
  • Tăng cường nỗ lực để thực hiện và đạt mục tiêu (tình dục, quan hệ công việc hay xã hội)
  • Giảm nhu cầu ngủ
  • Dễ bị phân tâm
  • Mất khả năng tập trung.

Các triệu chứng trầm cảm

Các dấu hiệu và triệu chứng giảm cảm xúc bao gồm:

  • Cảm thấy buồn, mất hy vọng và chống rỗng.
  • Buồn đến phát khóc
  • Cáu kỉnh đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên
  • Mất thích thú trong các hoạt động yêu thích
  • Thay đổi cân nặng
  • Cảm thấy vô giá trị và tội lỗi
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Không thể thư giãn
  • Mệt mỏi hay cảm thấy chậm chạp
  • Các vấn đề trọng sự tập trung
  • Có ý nghĩ về cái chết hay tự tử.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu có bất kì các triệu chứng nào của rối loạn khí sắc theo chu kì, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare càng sớm càng tốt. Rối loạn khí sắc theo chu kì thường không tự giảm. Nếu bạn chưa sẵn sàng chấp nhận việc chữa trị, hãy dũng cảm bày tỏ ý nghĩ của bạn với một ai đó có thể giúp bạn bắt đầu các bước đầu tiên.

Nếu người bạn yêu quý có triệu chứng của cyclothymia, hãy trò chuyện với họ cởi mở và chân thành về mối quan tâm của bạn đối với họ. Bạn không thể bắt một người tìm đến sự giúp đỡ y khoa nhưng bạn có thể hỗ trợ giúp họ tìm đến một bác sĩ tốt hoặc một chuyên gia về sức khỏe tinh thần.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn khí sắc theo chu kì

Hiện nay, chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh rối loạn sắc thái theo chu kì. Cùng như các rối loạn sức khỏe tinh thần khác, các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có thể là kết quả của sự kết hợp:

  • Di truyền: rối loạn sắc thái chu kì có khuynh hướng xảy ra ở những người trong cùng một gia đình;
  • Các quá trình sinh hóa của cơ thể: ví dụ như các thay đổi hóa học trong não;
  • Môi trường: ví dụ như trải qua các chấn thương hay kéo dài giai đoạn stress.

Tác hại của bệnh rối loạn khí sắc theo chu kì

Nếu bạn mắc bệnh rối loạn sắc thái chu kì:

  • Không điều trị có thể dẫn đến các vấn đề cảm xúc nghiêm trọng tác động đến mọi khía cạnh cuộc sống;
  • Tăng nguy cơ phát triển thành rối loạn lưỡng cực loại I và II sau này;
  • Lạm dụng chất;
  • Có thể mắc các rối loạn lo âu.

Nguy cơ mắc bệnh rối loạn khí sắc theo chu kì

Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành.

Bệnh ảnh hưởng đến nam và nữ với tỷ lệ tương đương nhau.

Điều trị bệnh rối loạn khí sắc theo chu kì

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, có thể bạn sẽ thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm:

  • Kiểm tra sức khỏe thể chất: Một kiểm tra thể chất và một vài xét nghiệm có thể được tiến hành để giúp xác định bất kì vấn đề y khoa nào gây ra các triệu chứng của bạn.
  • Đánh giá tâm thần: Một bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe tinh thần sẽ trao đổi về những ý nghĩ, cảm nhận và xu hướng hành vi của bạn. Bạn có thể điền vào một bảng tự đánh giá tâm thần hoặc một bảng câu hỏi.
  • Biểu đồ tâm trạng: Để xác định vấn đề đang xảy ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi chép hàng ngày tâm trạng của bạn, cách ngủ hay các yếu tố khác để có thể giúp chẩn đoán và tìm ra cách điều trị phù hợp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác rối loạn sắc thái chu kì, Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê bệnh Tâm thần (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì đưa ra các tiêu chuẩn sau:

  • Có các giai đoạn tăng cảm xúc (các triệu chứng hưng cảm nhẹ) và các giai đoạn trầm cảm trong vòng ít nhất 2 năm (1 năm nếu là trẻ em hay thanh thiếu niên) và các sự tăng hay giảm này diễn ra ít nhất nữa thời gian đó.
  • Các giai đoạn cảm xúc ổn định thường ít hơn 2 tháng.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xã hội trong công việc, học tập và các khía cạnh quan trọng khác.
  • Các triệu chứng không phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hay rối loạn tâm thần khác.
  • Các triệu chứng không gây ra bởi chất hay tình trạng y khoa khác.

Điều trị rối loạn khí sắc theo chu kì bằng phương pháp tâm lý

Bệnh rối loạn sắc thái chu kì bắt buộc phải được điều trị lâu dài thậm chí trong các giai đoạn bạn đã cảm thấy khỏe hơn và sẽ được hướng dẫn bởi một nhà trị liệu tâm thần có khả năng điều trị tình trạng này. Trong điều trị, bác sĩ hay nhà trị liệu tâm thần sẽ hướng tới các mục tiêu như sau:

  • Giảm nguy cơ rối loạn lưỡng cực loại I và II bởi vì bệnh rối loạn sắc thái chu kì có nguy cơ cao phát triển thành rối loạn lưỡng cực.
  • Giảm cường độ và mức độ của triệu chứng cho phép bạn sống cân bằng hơn và có thể tận hưởng cuộc sống.
  • Ngăn ngừa khởi phát triệu chứng thông qua việc việc tiếp điều trị trong suốt các giai đoạn thuyên giảm (điều trị duy trì)
  • Điều trị các vấn đề nghiện rượu và các chất khác có thể làm nặng hơn các triệu chứng.

Điều trị rối loạn khí sắc chu kì bằng thuốc

Không có thuốc nào được thông qua bởi Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm Hoa Kì (FDA) đặc hiệu điều trị bệnh rối loạn sắc thái chu kì, nhưng bác sĩ có thể kê các thuốc tương tụ như trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Các thuốc này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn các giai đoạn hưng cảm và các triệu chứng trầm cảm.

Điều trị rối loạn khí sắc chu kì bằng liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý hay còn gọi là tư vấn tâm lý hay liệu pháp trò chuyện là một phận quang trọng trong điều trị bệnh rối loạn khí sắc chu kì và có thể được thực hiện theo cá nhân, gia đình hay một nhóm. Một số loại liệu pháp có thể có ích như sau:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Trị liệu nhận thức hành vi tập trung vào việc nhận ra các niềm tin và hành vi không lành mạnh, tiêu cực và thay chúng bằng những thứ khác khỏe mạnh và tích cực. Nó có thể giúp xác định kích thích nào dẫn đến các triệu chứng. Bạn cũng có thể học được phương pháp hiệu quả để kiểm soát stress và dối đầu với các tình huống đau buồn.
  • Liệu pháp tương tác cá nhân và nhịp điệu xã hội (IPSRT): IPSRT tập trung vào ổn định nhịp điệu của cuộc sống hằng ngày như ngủ, thức dậy, các buổi ăn. Một thời khóa biểu ổn định cho phép bạn kiểm soát tâm trạng tốt hơn. Người có rối loạn khí sắc có thể có ích từ việc thành lập một thói quen ngủ, ăn uống và thể dục hằng ngày.
  • Các liệu pháp khác: Các liệu pháp khác đã được nghiên cứu và cho một số chứng cứ thành công. Hãy hỏi bác sĩ nếu có bất kì lựa chọn nào khác có thể thích hợp với bạn.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục rối loạn khí sắc theo chu kì

Thay đổi lối sống

Ngoài các điều trị chuyên khoa, bạn có thể tự lập một kế hoạch điều trị của bản thân bằng cách áp dụng các lối sống và các bước chăm sóc bản thân sau đây:

  • Dùng thuốc đủ, đều và đúng: Thậm chí nếu bạn cảm thấy đang khỏe, đừng bỏ bất kì thuốc nào. Nếu ngưng thuốc, các triệu chứng bệnh rối loạn khí sắc chu kì có khả năng sẽ quay lại.
  • Chú ý các dấu hiệu cảnh báo: Bạn có thể xác định xu hướng biểu hiện của các triệu chứng bệnh rối loạn khí sắc chu kì và những kích thích gây ra chúng. Bám sát kế hoạch điều trị nếu bạn đang đối mặt với bất kì giai đoạn triệu chứng tăng hay giảm cảm xúc nào. Cả các thành viên trong gia đình và bạn bè bạn cũng sẽ tham gia quan sát các dầu hiệu cảnh báo. Phát hiện các triệu chứng sớm có thể kiểm soát chúng trước khi nặng hơn.
  • Bỏ uống rượu bia và dùng các chất kích thích: chất cồn và các thuốc kích thích có thể kích thích các thay đổi khí sắc. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có vấn đề trong việc tự từ bỏ các thứ này.
  • Kiểm tra thuốc trước khi uống bất kì thuốc nào khác: Gọi bác sĩ điều trị bệnh rối loạn khí sắc chu kì của bạn trước khi uống thuốc mua tại bất kì hiệu thuốc nào hay được kê bởi một bác sĩ khác. Đôi khi, các thuốc khác ấy sẽ kích thích các giai đoạn bệnh rối loạn khí sắc chu kì hoặc giảm tác dụng các thuốc bạn đã uống.
  • Ghi chú: Theo dõi các tâm trạng, thói quen hằng ngày và các sự thay đổi lớn trong đời. Các ghi chú này có thể giúp bạn và bác sĩ hiểu hiệu quả của điều trị và xác định lối suy nghĩ và hành vi liên quan đến các triệu chứng bệnh rối loạn khí sắc chu kì.
  • Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên: Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên và vừa phải có thể ổn định khí sắc của bạn. Tập luyện khiến não giải phóng các chất hóa học làm bạn cảm thấy khỏe hơn (endorphins), có thể giúp bạn ngủ tốt hơn và có một số lợi ích khác nữa. Trao đổi với bác sĩtrước khi bắt đầu bất kì chương trình luyện tập nào.
  • Ngủ đủ giấc: Đừng thức khuya, thay vào đó ngủ thật đủ. Ngủ đủ là một phần quan trọng để kiểm soát khí sắc. Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, hỏi bác sĩhoặc nhà trị liệu tâm thần về những cách có thể giúp bạn.

Biện pháp khắc phục

Đối mặt với bệnh rối loạn khí sắc chu kì có thể khó khăn. Suốt các giai đoạn bạn cảm thấy khỏe hay suốt các giai đoạn có triệu chứng, bạn có thể bị cám dỗ bỏ điều trị. Sau đây là một số cách đương đầu với bệnh rối loạn khí sắc chu kì:

  • Hiểu về rối loạn này: Hiểu về bệnh rối loạn khí sắc chu kì và các tác hại có thể của bệnh có thể cho bạn khả năng và sự khích lệ để bám sát kế hoạch điều trị. Tương tự giúp gia đình và bạn bè bạn hiểu về những gì bạn đang phải trải qua.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ: Hỏi nhà trị liệu của bạn có bất kì loại nhóm hỗ trợ nào có thể giúp bạn tiếp cận với những người cùng đối mặt với tính trạng tương tự không.
  • Tập trung vào mục tiêu của bạn: Thành công kiểm soát bệnh có thể mất thời gian. Luôn động viên bản thân bằng cách nghĩ đến các mục tiêu.
  • Tìm đến các giải pháp lành mạnh: Tìm ra các cách lành mạnh để cung cấp bạn năng lượng cho cuộc sống như các sở thích, bài tập và các hoạt động giải trí.
  • Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng: Thử các phương pháp thư giãn hay giảm căng thẳng như thiền, yoga hay thái cực quyền.

Phòng chống bệnh rối loạn khí sắc theo chu kì

Không có cách chắc chắn đề phòng bệnh rối loạn khí sắc chu kì. Mặc dù vậy, điều trị các dấu hiệu sớm của rối loạn sức khỏe tinh thần có thể ngừa Cyclothymia trở nên nặng hơn. Phòng ngừa dài hạn có thể giúp bạn ngừa các triệu chứng tiềm ẩn có thể trở thành các đợt bùng phát, điên loạn hay trầm cảm nặng sau này.  

**Xem thêm: **

>>> Danh sách bác sĩ tư vấn - khám trực tuyến chuyên khoa Tâm thần học

>>> Danh sách bác sĩ tư vấn - khám trực tuyến chuyên khoa Tâm lý

Theo Hellobacsi

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved