Nghiện game chính thức được xếp vào các bệnh lý tâm thần theo WHO

Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xếp “nghiện game” vào bảng danh sách các rối loạn tâm thần. Điều này cho thấy: Chơi game có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và cần được quan tâm đúng mức.   bệnh nghiện chơi game

Nghiện chơi game. (Ảnh minh họa)

Thế nào là nghiện chơi game?

Theo định nghĩa mới nhất trong bản sửa đổi lần thứ 11 của Phân loại Quốc tế về bệnh tật (ICD-11)*, nghiện game là hành vi chơi game (bao gồm cả game online và game offline) với các biểu hiện:

  • Mất kiểm soát đối với việc chơi game
  • Xem game quan trọng hơn tất cả mọi thứ trong cuộc sống bao gồm các sở thích khác và sinh hoạt hàng ngày.
  • Chơi game liên tục không ngừng và thời gian chơi ngày càng nhiều, ngay cả khi đã có những hậu quả tiêu cực xảy ra.    

Một người được chẩn đoán là “nghiện chơi game” khi hành vi chơi game ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình, xã hội, công việc, học tập hoặc các lĩnh vực quan trọng khác...và tình trạng này kéo dài từ 1 năm trở lên.

* International Classification of Diseases (ICD) là Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe liên quan. Đây là nền tảng để xác định các xu hướng sức khỏe trên thế giới và là tiêu chuẩn để đưa ra các báo cáo phân tích về bệnh tật và tình trạng sức khỏe. Các bác sĩ và chuyên gia y tế trên toàn thế giới sử dụng ICD trong chẩn đoán và nghiên cứu.

Các rối loạn được liệt kê trong ICD được các quốc gia đưa vào xem xét khi đề ra các chiến lược y tế cộng đồng và theo dõi các xu hướng rối loạn tâm thần.   

WHO đã công bố bản sửa đổi Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật lần thứ 11 vào giữa năm 2018.

Tại sao nghiện game được đưa vào ICD-11?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định đưa nghiện game vào ICD-11 dựa trên cơ sở các bằng chứng có sẵn và sự đồng tình của nhiều chuyên gia thuộc các ngành khác nhau, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng tham gia vào quá trình tham vấn y khoa của WHO trong quá trình phát triển ICD-11.

Nghiện game được liệt kê vào ICD-11 dựa theo xu hướng và sự phát triển của các chương trình điều trị cho những người có tình trạng sức khỏe giống hệt với các biểu hiện của nghiện game ở nhiều nơi trên thế giới. Việc này cũng thu hút sự chú ý của các chuyên gia y tế về các nguy cơ sức khỏe do nghiện game gây ra, từ đó đề ra các biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Có phải tất cả những người chơi game đều có khả năng trở thành “nghiện game”?

Các nghiên cứu cho thấy nghiện game chỉ xuất hiện ở một tỷ lệ nhỏ những người thích chơi game. Tuy nhiên, những người thường xuyên chơi game vẫn nên chú ý đến khoảng thời gian mà họ dành cho game, đặc biệt là khi xuất hiện các biểu hiện “nghiện game” như bỏ bê các hoạt động thường ngày khác hoặc có bất kỳ thay đổi nào về thể chất, tinh thần và các hoạt động xã hội.  

Nguồn tham khảo: http://www.who.int/features/qa/gaming-disorder/en/

Biên dịch bởi khám từ xa Wellcare

- 20-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một loại bệnh tâm thần mãn tính, trong đó một người có cách suy nghĩ, cảm nhận tình huống và liên quan đến những người khác là bất thường - và phá hoại.

  • Trong giao tiếp, có đôi khi do truyền đạt ý không rõ ràng khiến chúng ta hiểu lầm nhau. Khi sự hiểu lầm kéo dài, chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, dẫn đến sự rạn nứt, tan vỡ hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.…

  • Cách tốt nhất là thảo luận với một chuyên gia. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng thuật ngữ trầm cảm, hãy nói với bác sĩ rằng bạn “cảm thấy buồn” hoặc “xuống tinh thần”, và mô tả trải nghiệm cá nhân. Càng cụ thể & càng thành thật thì càng tốt, bác sĩ càng có thể giúp bạn tốt hơn.

  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ là khi trẻ có khó khăn trong việc truyền tải hoặc diễn đạt thông tin bằng các kỹ năng nói, viết, dùng ký hiệu hoặc cử chỉ. Đối với các bé ở độ tuổi mầm non, sự suy yếu của chức năng diễn đạt chưa được diễn tả rõ ràng bằng kỹ năng viết vì các bé chưa chính thức học viết.

  • Bệnh xáo trộn về tình cảm có thể chia làm 3 loại: buồn nản hay trầm cảm (major depression), chu kỳ vui-buồn quá độ hay rối loạn lưỡng cực (manic depressive disorder) và lo âu(anxiety disorder).

  • Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế (Disinhibited social engagement disorder - DSED) là một trong hai rối loạn gắn bó thời thơ ấu, được hình thành khi trẻ không được nuôi dưỡng và chăm sóc tình cảm từ bố mẹ vì bất kỳ lý do nào. Do những nhu cầu chưa được trọn vẹn này, mà trẻ không cảm thấy gắn kết bố mẹ nhưng lại cảm thấy thoải mái và thân thiết với những người lạ mặt.