Truyền thuyết về thiếu calcium hay vitamin D: tập 2

Truyền thuyết 2: Trẻ rụng tóc hình vành khăn là do thiếu vitamin D hay còi xương

Rụng tóc hình vành khăn là do thiếu vitamin D hay còi xương. Không biết từ đâu có truyền thuyết này. Có lẽ do sự truyền miệng của người này đến người khác, rồi từ người khác đến người kia, rồi tự người kia đến người kìa, rồi... mà không ai tò mò thắc mắc đặt câu hỏi rồi tìm câu trả lời (hay suy luận). Giá như người lớn còn được óc tò mò như em bé nhỉ! Còn em bé nhỏ thì cứ việc uống calcium và vitamin D dài dài vì những "chẩn đoán" như thế.

Image result for rụng tóc hình vành khăn

Rụng tóc hình vành khăn không phải dấu hiệu của thiếu canxi hay vitamin D. (Ảnh minh họa)

Lúc mới sinh, tóc của bé đang ở giai đoạn tăng sinh (mọc tóc). Sau một thời gian ngắn, một phần do sự thay đổi các nội tiết tố (hormon) mà bé nhận từ mẹ trong bào thai, tóc của bé chuyển sang giai đoạn rụng tóc (các bà mẹ sau khi sinh em bé cũng có thể bị rụng tóc vì những lý do tương tự). Theo lý luận bình thường thì chỗ nào trên đầu cọ xát nhiều thì chỗ đó sẽ rụng tóc nhiều thôi. Vậy ở bé nhũ nhi từ 0 - 6 tháng, chỗ nào trên đầu sẽ được cọ xát nhiều nhất? Và khi nằm bé có để yên cái đầu không, hay là luôn ngọ ngoạy quay qua quay lại? Từ đó có thể suy luận được chỗ nào trên đầu sẽ rụng tóc nhiều nhất và hình dạng chỗ rụng tóc là như thế nào. Ở Việt Nam, có nhiều cụm từ rất ngộ nghĩnh và ... hay hay như rụng tóc hình vành khăn (như trong truyền thuyết này) hay đổ mồ hôi trộm (như trong truyền thuyết ... số 3) hay ... nhiều nữa. Tình trạng rụng tóc này ở sơ sinh sẽ thấy rõ nhất lúc khoảng 3 - 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng - 1 tuổi, đa số các bé sẽ dần dần ngồi nhiều hơn, lật úp và trườn bò nhiều hơn, vì vậy đến khoảng 6 - 12 tháng tuổi thì đa số các bé sẽ bớt thấy rụng tóc "hình vành khăn" (cũng có khi trễ hơn).

Xem thêm: 

>>> Truyền thuyết về thiếu calcium hay vitamin D: tập 1

>>> Truyền thuyết về thiếu calcium hay vitamin D: tập 3

>>> Truyền thuyết về thiếu calcium hay vitamin D: tập 4

BS Nguyễn Trí Đoàn, ngày 30/4/2013

- 19-12-2018 -

Bài viết liên quan

  • 09-05-2022

    Viêm tai giữa có thể tự khỏi không? Phương án điều trị tốt nhất cho bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

  • 07-06-2018

    Bé đã bắt đầu khám phá tay mình cách đây vài tuần và bây giờ bé mới thực sự mê mẩn chúng. Bé ngắm nghía, nghiên cứu hai bàn tay, đưa tay vào miệng ngậm và cố gắng mút các đầu ngón tay. Bạn đừng quá lo lắng nếu con cứ mải mê với những ngón tay vừa mới được khám phá như thế.

  • 28-05-2018

    Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ như tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ có nguy cơ bị bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.

  • 23-11-2022

    Trước tình trạng nhiều bà mẹ mù quáng tìm mọi cách tăng cân cho con, kể cả tự ý mua “thuốc tăng cân” trên facebook, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, BS Nguyễn Trí Đoàn (Trưởng khoa Nhi, Phòng Khám Quốc tế Victoria Healthcare) đã có những chia sẻ thú vị về thuốc tăng cân và vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ. Với những thông tin bác sĩ Đoàn cung cấp, cha mẹ sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về sự tăng trưởng của trẻ và yên tâm hơn với sự phát triển của con mình.