Tâm lý con người biến đổi như thế nào sau khi nghiện ma túy?

Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái giả tạo nên người nghiện thường bị giảm hứng thú với cuộc sống bên ngoài, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử cũng trở nên thô lỗ hơn. Bằng chứng là đa số người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ở với công việc, với những vui buồn trong cuộc sống. Hậu quả của điều đó là rất nhiều gia đình đã tan nát, của cải vật chất thiếu thốn, suy tồi về tinh thần, đạo đức dẫn đến các hành vi phạm pháp…

Ma túy nguy hiểm bởi chúng có tác động rất lớn đến não bộ người nghiện khiến họ không thể bỏ được ma túy, đồng thời sau một thời gian dài sử dụng ma túy, nhiều chức năng tâm – sinh lý cơ thể người nghiện ma túy cũng thay đổi.

Ma túy gây biến đổi nhân cách

Phần lớn người nghiện có sự biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Điều đó thể hiện ở việc khi người nghiện có đủ ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Khi không có ma túy, tâm trạng họ sẽ trở nên tiêu cực: cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu.

Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái giả tạo nên người nghiện thường bị giảm hứng thú với cuộc sống bên ngoài, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử cũng trở nên thô lỗ hơn. Bằng chứng là đa số người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ở với công việc, với những vui buồn trong cuộc sống. Hậu quả của điều đó là rất nhiều gia đình đã tan nát, của cải vật chất thiếu thốn, suy tồi về tinh thần, đạo đức dẫn đến các hành vi phạm pháp…

Tùy vào từng loại ma túy mà ảnh hưởng của chúng đến tâm sinh lý người nghiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là người nghiện ma túy luôn tìm cách gây “lây lan về tâm lý” khi họ thường kể về cảm giác sảng khoái, sung sướng khi sử dụng ma túy và khuyến khích người khác sử dụng.

Đặc điểm tâm sinh lý của người nghiện ma túy

Giai đoạn trước khi cắt cơn

Đặc điểm tâm sinh lý

Trước khi cắt cơn, người nghiện ma túy vẫn trong quá trình sử dụng ma túy. Vào lúc này, họ cũng đã nhận ra được hậu quả của việc sử dụng ma túy và có sự mâu thuẫn, day dứt giữa việc từ bỏ hay tiếp tục sử dụng ma túy.

Trong giai đoạn này, họ thường rơi vào trạng thái bất ổn, mất tập trung, thu mình lại và rất dễ bị khủng hoảng.

Cách khắc phục

Lúc này, sự chia sẻ, lắng nghe, động viên từ người thân và bạn bè là vô cùng cần thiết để họ có quyết tâm cai nghiện.

Giai đoạn cắt cơn

Thời gian: Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 15.

Đặc điểm tâm sinh lý

Đây là giai đoạn đầu người nghiện ma túy bắt đầu ngừng sử dụng ma túy và họ sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn sinh học: người mệt mỏi, ngáp chảy nước mắt, nước mũi, nổi da gà, vã mồ hôi, thèm ma túy, mất ngủ, đau mỏi cơ khớp buồn bực chân tay, chuột rút cơ, dãn đồng tử, tăng thân nhiệt…

Về tâm lý, người nghiện sẽ trở nên chán nản, tính khi thay đổi thất thường, hay khó chịu, cáu gắt. Lúc đầu họ sẵn sàng phối hợp điều trị, nhưng sau đó thì họ không muốn cai nữa, họ uể oải, không tự chủ được bản thân, nhiều khi họ đi lại lung tung, nói năng thô tục bừa bãi.

Cách khắc phục

Ở giai đoạn này, cần có các phương pháp cắt cơn giúp họ đỡ khó chịu hơn, ví dụ như dùng thuốc và họ cũng cần một chuyên viên tư vấn để trấn an cảm xúc của họ và thuyết phục họ yên tâm điều trị.

Giai đoạn lạc quan tếu

Thời gian: Từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 45.

Đặc điểm tâm sinh lý

Sau giai đoạn cắt cơn, sức khỏe của người nghiện bắt đầu hồi phục và họ thường lầm tưởng đã chiến thắng & dễ dàng bỏ được ma túy. Lúc này, họ có cảm giác lâng lâng như đi trên mây, hưng phấn, nói cười rất nhiều hay bộc lộ những lỗi lầm trong quá khứ, khẳng định không bao giờ nhắc lại những quá khứ đó.

Những đặc điểm tâm lý giai đoạn này đã đánh lừa nhiều cán bộ điều trị, họ tưởng đã cai nghiện cho một người thành công do tâm lý ngộ nhận về mình.

Cách khắc phục

Sau khi cắt cơn, giải độc người nghiện vẫn phải tiếp tục điều trị chống tái bằng thuốc và cần được tư vấn về tâm lý để chống tái nghiện.

Giai đoạn bế tắc

Thời gian: Từ ngày thứ 46 đến ngày thứ 120.

Đặc điểm tâm lý

Đây là giai đoạn người nghiện thường có những tâm lý xấu ảnh hưởng đến công tác điều trị phục hồi như hay buồn chán, lười nhác, cáu kỉnh, thiếu tự tin, không thật thà, hay cô đơn, bi quan, chán nản, dễ kích động đánh nhau hoặc dọa tự sát, lo lắng, phủ nhận thực tế; hồi tưởng lại những hình ảnh, âm thanh… về những ngày qua họ sử dụng ma túy; không có khoái cảm tình dục; dễ bị bạn bè rủ rê hoặc muốn sử dụng lại ma túy; dễ bỏ dở điều trị, có nguy cơ tái nghiện; thiếu lòng tự trọng.

Về sinh lý, cơ thể họ đã bắt đầu hồi phục lại bình thường, chỉ còn một số triệu chứng như mất ngủ, đau nhức trong xương…

Cách khắc phục

Vào giai đoạn này, tâm lý người nghiện thường muốn có thêm nhiều bạn mới, do đó cán bộ điều trị phục hồi phải nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của họ để định hướng phục hồi, sửa đổi hành vi, khuyến khích họ tham gia các chương trình hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để họ tiếp xúc với gương tốt, học hỏi kinh nghiệm những người đã cai nghiện thành công.

Giai đoạn tự điều chỉnh

Thời gian: Từ ngày thứ 121 đến ngày thứ 180.

Đặc điểm tâm sinh lý

Đây là giai đoạn phục hồi của người nghiện và họ sẽ thấy hiện tượng buồn chán giảm, tích cực tham gia cai nghiện; mức độ thèm ma túy giảm; nhận thức được tác hại của ma túy; người nghiện thích lẻ loi, cô độc, không muốn tham gia các hoạt động.

Cách khắc phục

Trong giai đoạn này, cán bộ điều trị và người thân phải giám sát những hành vi của họ chặt chẽ hơn, đồng thời phải tăng cường tư vấn về tâm lý cho cả người nghiện và gia đình họ để giải quyết tận gốc những sang chấn tâm lý, lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội, hoạt động nhóm…

Giai đoạn bắt đầu phục hồi tâm sinh lý

Thời gian: Trên 180 ngày.

Đặc điểm tâm sinh lý

Ở giai đoạn này, người nghiện đã trải qua một quá trình điều trị và tham gia sửa đổi những hành vi sai lệch, học tập được nhiều điều trong cuộc sống kể cả những điều hay, điều dở. Họ có thể bắt đầu đánh bạc, uống rượu nhưng cũng sẽ tham gia làm việc tốt. Đó là dấu hiệu chứng tỏ họ muốn tham gia vào những nhu cầu quan hệ xã hội.

Cách khắc phục

Nên hướng người nghiện vào những việc làm tốt, dậy họ học nghề, làm việc thường ngày, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện.

Tiếp cận với người nghiện ma túy

Từ những đặc điểm tâm sinh lý của người nghiện ma túy nói trên, chúng ta cần có những kỹ năng tiếp cận với người nghiện ma túy theo từng giai đoạn trước, trong và sau khi cắt cơn nghiện.

Việc tiếp cận này hết sức quan trọng trong quá trình cai nghiện phục hồi vì hiện nay chưa có thuốc cai nghiện mà chỉ có thuốc hỗ trợ cắt cơn. Quá trình cắt cơn, giải độc chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không giúp cho họ bỏ được ma túy. Do đó, những biện pháp thuộc phạm trù tâm lý, giáo dục, y tế là cần thiết để phòng ngừa họ sử dụng ma túy và chống tái nghiện.

Yêu cầu đối với cán bộ y tế khi tiếp xúc với người nghiện ma túy

  • Để giúp đỡ cho người nghiện ma túy, cán bộ tư vấn phải rất nhạy cảm và xử lý linh hoạt, sẵn sàng giúp đỡ họ; thiết lập mối quan hệ với đối tượng nhanh và gặp họ càng sớm càng tốt.
  • Khi tiếp xúc với người nghiện, cán bộ y tế cần phải có thái độ tôn trọng, chân thànhgiữ bí mật, và tuyệt đối không có thái độ phê phán.
  • Tạo cho họ lòng tin, đồng cảm với họ và biết lắng nghe họ nói để hiểu được tâm trạng vướng mắc cũng như nhu cầu của họ.
  • Tích cực quan tâm đến tâm tư, tình cảm, cuộc sống riêng tư của người nghiện ma túy, thiết lập mối quan hệ tốt với họ và sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.
  • Nắm vững tâm, sinh lý của người nghiện ma túy trong từng giai đoạn để biết được sự chuyển biến nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của họ, có sự trợ giúp kịp thời, thích hợp
  • Nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, năng lực của người nghiện ma túy để khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của họ.
  • Biết khai thác những mâu thuẫn nội tại bản thân của người nghiện ma túy để giúp họ xử lý, giải quyết mâu thuẫn, giúp họ tự đấu tranh chiến thắng bản thân và những cản trở, khó khăn khách quan…
  • Cần phải xác định nguyên nhân của trạng thái khủng hoảng, dự kiến mức độ của sự suy giảm chức năng về nhận thức, trắc nghiệm về năng lực hiểu biết cuộc sống và những phản ứng cần có ở người nghiện trong từng giai đoạn.
  • Luôn tạo cho người nghiện ma túy những thử thách từ nhỏ tới lớn, từ đơn giản đến phức tạp để tăng dần ý chí rèn luyện, nghị lực phấn đấu của họ.
  • Biết cách cổ vũ, khích lệ người nghiện ma túy khi họ làm được điều tốt, an ủi, chia sẻ khi họ cố gắng nhưng chưa tiến bộ, chưa làm tốt điều họ muốn.
  • Biết lắng nghe những ý kiến phản hồi của người nghiện về cách tiếp cận và các nội dung vấn đề trao đổi với họ.
  • Cần theo dõi, giúp đỡ thường xuyên trong cả quá trình phấn đấu, chuyển biến của họ, động viên khích lệ hoặc uốn nắn, điều chỉnh kịp thời trong quá trình tiến hành công tác cai nghiện cho người nghiện ma túy.
  • Bước cuối cùng là củng cố lòng tin, xây dựng lại chức năng nhận thức và tạo điều kiện cho người nghiện giành lại sự tự chủ nhận thức của mình

Tháo gỡ vướng mắc cho người nghiện ma túy

Việc tiếp cận với người nghiện ma túy trong các giai đoạn trước, trong hay sau khi cắt cơn nghiện đều đem lại cho người nghiện cơ hội khám phá quá khứ có liên quan đến việc sử dụng ma túy của họ, khiến họ không thể phủ nhận sự thật rằng mình đang đi vào con đường tội lỗi.

Xóa tan sự phủ nhận này cũng đồng nghĩa với việc bắt họ phải đối đầu với sự thật về việc họ nghiện và thất bại trong cai nghiện. Trước đó, họ né tránh bằng cách hợp lý hóa thất bại của mình trong việc cai nghiện, mà việc cần làm của những cán bộ tư vấn đó là phải vạch trần, phảo tháo gỡ những vướng mắc mà đối tượng gặp phải theo từng bước, từng giai đoạn như đã nêu ở trên.

Việc hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý và kỹ năng tiếp cận với người nghiện ma túy là một nội dung rất quan trọng trong việc để trang bị kiến thức về cai nghiện cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ như bác sĩ, nhân viên tư vấn tâm lý, cán bộ xã hội cũng như mọi người dân khi tiếp cận hoặc tham gia công tác cai nghiện ma túy tại các trung tâm, gia đình hay cộng đồng. Những kiến thước cơ bản về tâm sinh lý và kỹ năng tiếp cận với người nghiện ma túy trên sẽ giúp người nghiện cai nghiện dễ dàng hơn và sớm hòa nhập xã hội.

Nếu với những người mới nghiện nhẹ, họ không đồng ý đến trung tâm với tâm lý e sợ, sợ bạn bè biết hay xã hộ rè bỉu thì gia đình nên động viên người nhà cai tại nhà và sử dụng thuốc hỗ trợ cai nghiện tại nhà. Hãy Gọi thoại - Gọi video cho bác sĩ chuyên khoa Cai nghiện trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn nếu bạn gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong quá trình tự cai nghiện tại nhà.


Xem thêm: Ma túy: Dễ nghiện, khó cai, nhanh tái

                 Hướng dẫn phân biệt các chất ma túy hiện nay và tác hại của chúng

Theo Nhà thuốc Bông Sen

- 28-11-2018 -

Bài viết liên quan