Nghiện cờ bạc

Đôi nét nghiện cờ bạc nói chung trong dân gian

Dân gian có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” – nghĩa là người ta chơi đằng đẵng cả tháng trời cơ đấy, bài bạc xập xí xập ngầu chẳng khác Tết nhất, hội hè là bao. Giờ đây ngày tết đã dài ra, lễ hội cũng tưng bừng, đặc sản “bác thằng bần” này lại được chế thêm nhiều món gây nghiện mới: ba cây, chắn, phỏm... Ngày lễ, ngày Tết, giỗ Chạp, chỉ cần có thời gian rảnh rỗi là có thể lập ra ... vài chiếu.
Khi thiếu thốn tài chính hoặc tình cảm, khi chán nản hay đang khao khát thử vận may, khi thừa thãi thời gian hoặc “bỗng dưng muốn sát phạt”, đôi lúc vì cả nể, đôi lúc vì cay cú,… sẽ có vô vàn cánh tay của quỷ “Mephisto” toan lôi kéo bạn vào vòng xoáy mê muội của chiếu bạc.
Đánh bạc có thể gặp ở bất cứ đâu: lề đường, bãi cỏ, trong nhà, ngoài ngõ, ký túc xá và ai cũng có thể tham gia: ông già, bà cả, thanh niên, phụ nữ, công chức, thậm chí cả những học sinh, sinh viên đang cắp sách tới trường.

NGHIỆN CỜ BẠC
(Ảnh: Sức khỏe đời sống)

Nghiện cờ bạc ban đầu chỉ là một thói quen, dần dần sẽ trở thành một cung phản xạ, một nhịp sinh học khiến cho khi không có sẽ tạo thành một cảm giác thèm nhớ mãnh liệt giống như việc lệ thuộc vào một chất nào đó.

Các biểu hiện của nghiện cờ bạc

Các biểu hiện chính:

Người bệnh nghiện cờ bạc thông thường sẽ trình bày với thầy thuốc ít nhất một trong những vấn đề sau đây:

  • Có các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn liên quan tới lạm dụng chất. Trong bệnh sử về những hành vi nguy cơ cao trong quá trình đánh giá và điều trị nghiện chất hoặc nghiện rượu đã được báo cáo có các xung động đánh bạc kèm theo. Ở những người có trong bệnh sử tái nghiện chất nhiều lần, thường có ghi xung động đánh bạc, chơi bí mật và tách biệt xã hội.
  • Có hiện tượng khủng hoảng tài chính và sự biến mất không lý do của một số lượng tiền lớn hoặc các đồ vật sở hữu có giá trị. Cá nhân cũng có thể dính líu tới hành động cầm cố hoặc yêu cầu gia đình hay người khác giúp đỡ đối phó với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng do đánh bạc gây ra.
    cờ bạc

Ảnh: My recovery hotline

  • Rối loạn trầm trọng trong quan hệ gia đình, phát sinh do bị phát hiện tiêu xài vụng trộm quá lớn tài sản của gia đình hoặc các tài sản bị tiêu xài thông qua cầm cố hoặc bị đòi nợ. Ngoại tình ít gặp, người bệnh thường tự trình bày các mỗi quan hệ cá nhân và gia đình tốt đẹp đã bị phá hủy do họ đã lợi dụng tài chính và tình cảm của mọi người.
  • Có những hậu quả về pháp luật, xuất phát từ việc mất khả năng chi trả các món nợ hoặc bị cưỡng chế về mặt tài chính.Trong tình hình đó, người bệnh thường phải gánh chịu sự cạn kiệt nguồn lực tài chính và sự thiếu kiên nhẫn của chủ nợ.Các cách để có tiền là khai thác từ bạn bè và họ hàng cũng như cầm cố cửa hàng và thẻ tín dụng đã tăng lên tột cùng.Trong tình thế tuyệt vọng, người bệnh có thể sử dụng hành vi chống xã hội như: giả mạo, lừa đảo, ăn trộm hoặc biển thủ để có tiền.
  • Có những hậu quả liên quan tới công việc và nghề nghiệp. Cá nhân có thể mất các mối quan hệ, mất việc làm hoặc mất các cơ hội học tập,nghề nghiệp vì nghiện cờ bạc. Điều này làm người bệnh cảm thấy mất mát và là nỗi buồn không thể tiết lộ, người bệnh trở nên yếu đuối và mong muốn được giúp đỡ.
  • Có nhiều rối loạn do hậu quả của hành vi nghiện cờ bạc gây ra. Các rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu và rối loạn trong kiểm soát xung động có thể trở nên cấp diễn và đòi hỏi phải được quan tâm, săn sóc ngay lập tức.Các rối loạn cơ thể liên quan tới stress. (Khủng hoảng về sức khỏe, rối loạn đau) có thể là triệu chứng khó kiểm soát, mặc dù đã được chỉ định thuốc.

Những biểu hiện kèm theo

Các biểu hiện cơ thể

Những người nghiện cờ bạc có thể có những than phiền về cơ thể các rối loạn liên quan tới stress (như tăng huyết áp hoặc loét dạ dày), các rối loạn liên quan tới nghiện chất (như rượu, thuốc lá thậm chí là ma tuý), hoặc chấn thương cơ thể do chống cự (như là một hậu quả không có tiền để trả cho chủ nợ).

biểu hiện cơ thể
Ảnh: Tổ chức HelpGuide (Mỹ)

Các rối loạn tâm thần kết hợp

Thường kết hợp với các rối loạn trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn phân ly, rối loạn lo âu và rối loạn sự điều chỉnh. Các nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ toan tự sát DO NGHIỆN CỜ BẠC khoảng 15 - 24%. Các rối loạn nghiện cờ bạc thường kết hợp với rối loạn nhân cách như rối loạn sự thích ứng, rối loạn phân ly, tự yêu, trạng thái phụ thuộc hoặc nhân cách bệnh chống xã hội.

Các rối loạn nghiện chất kết hợp

Nhiều bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiện chất và đòi hỏi phải được điều trị đồng thời cả hai chứng nghiện để dự phòng tái nghiện cho cái kia. Các số liệu đã cho thấy có 47 - 52% những người nghiện cờ bạc có đồng thời nghiện rượu và nghiện các chất khác.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng

- 07-06-2018 -

Bài viết liên quan