Sa dạ dày

Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Đây là một trong những chứng bệnh sa nội tạng rất thường gặp. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phần bụng trên. Khi mắc chứng bệnh này,

Sa dạ dày là bệnh gì?

Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Đây là một trong những chứng bệnh sa nội tạng rất thường gặp. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phần bụng trên. Nhưng khi mắc chứng bệnh này, dạ dày sa dài đến mào chậu, gây khó khăn cho việc có bóp và tiêu hóa.

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của bệnh sa dạ dày

Người bị chứng sa dạ dày thường có biểu hiện gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó chịu. Khi ăn cơm xong, cảm giác đầy trướng càng nặng hơn, có thể kèm theo đau bụng, ợ hơi, chóng mặt, mệt mỏi và đại tiện khô. Nếu đứng, bạn có thể nhận thấy bụng trên phẳng, bụng dưới phình to và cơ bụng giãn ra.
Về lâu dài, sa dạ dày khiến sức khỏe người bệnh ngày càng suy kiệt, khả năng lao động giảm, tinh thần căng thẳng. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật trên hệ thống khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng kể trên để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. 

Nguyên nhân bệnh sa dạ dày

  • Nhiều bệnh nhân mắc chứng sa dạ dày do tập luyện và vận động thái quá ngay sau khi ăn no. Sau khi ăn, bạn cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để máu dồn nhiều về dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn. Nếu tập luyện quá sức hoặc mang vác nặng lúc này, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra. Lâu dần, tình trạng trên khiến dạ dày giãn ra và bị sa xuống.
  • Cơ thể suy nhược, gầy yếu cũng là một lý do gây ra bệnh sa dạ dày. Lúc này, các gân cơ ở bụng thường lỏng lẻo, có thể thiếu mỡ ở vách bụng, áp suất bụng giảm xuống gây sa dạ dày.
  • Sa dạ dày còn xảy ra với những người cân giảm quá nhanh chóng, phụ nữ sinh đẻ nhiều, người có bụng dài, hẹp.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm cũng thường gặp biến chứng này.
  • Sa dạ dày cũng có thể do siêu vi trùng gây ra. Khi đó, người bệnh có thể bị sốt, đau cơ, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Những người uống nhiều thuốc co thắt, thuốc ức chế can-xi chữa cao huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Sa dạ dày không chỉ xảy ra do các bệnh ở đường tiêu hóa. Một số bệnh như viêm đa cơ, lupus ban đỏđau nửa đầu, viêm tụyviêm dạ dày, khối u, chóng mặt, bệnh nội tiết chuyển hóa, viêm đường mật đều có thể dẫn đến bệnh này.

Điều trị bệnh sa dạ dày

Điều trị theo Đông y

* Thăng cử trung khí, Kiện Tỳ hòa Vị

  • Huyệt chính: Vị Thượng, Quan nguyên, Khí Hải, Túc Tam Lý.
  • Cách châm: Châm huyệt Thượng Vị, dùng kim dài (5 thốn), châm xuyên thẳng qua thịt (cơ tầng) rồi hướng mũi kim về phía huyệt Khí Hải hoặc Quan Nguyên. Châm Vị Thượng không quá 6cm, còn Khí Hải hoặc Quan Nguyên sâu 6cm. Sau khi châm xong, làm thủ pháp 'Thác Vị' (dùng hổ khẩu tay bên phải nâng dạ dày lên, dùng lực từ từ đẩy lên, làm nhiều lần như vậy) để giúp đưa dạ dày lên. Châm kích thích mạnh, 2 ngày châm 1 lần, 10 - 20 lần là một liệu trình.
  • Phương pháp châm khác: Bắt đầu sờ tìm tại giữa chỗ 2 huyệt Cự Khuyết và Thượng Quản, tìm và sờ thấy dưới da một cục bằng hạt đậu. Cũng có thể tìm thấy một cục như vậy giữa 2 huyệt Thượng Quản và Tề Trung (rốn).
  • Dùng hào châm loại dài 5 thốn, châm luồn dưới da từ cục thứ nhất đến cục thứ hai, vê kim, rút kim nhanh, thấy tê tới bụng, người bệnh có cảm giác dạ dày nâng lên, có thể cảm thấy đau nhức bụng. 1 - 2 lần là một liệu trình, 2 lần cách nhau 15 ngày hoặc 1 tháng. Thường sau một liệu trình mà không thấy kết quả thì không làm thêm lần nữa.

* Thiên Trụ, Đại Trữ, Cách Du, Can Du, Tam Tiêu Du, Thừa Mãn, Lương Khâu

  • Huyệt chính: Khí Hải, Túc Tam Lý.
  • Huyệt phụ: Quan Nguyên, Trung Quản.
  • Bắt đầu châm Khí Hải và Túc Tam Lý, nếu nặnng thêm Quan Nguyên hoặc Trung Quản (Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp).

Bài thuốc dân gian chữa sa dạ dày

Những người bị sa dạ dày cần:

  • Thường xuyên chú trọng điều dưỡng - điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, có thời gian nghỉ ngơi, làm việc thích hợp, đảm bảo ngủ đủ giấc. 
  • Nên dùng những loại thực phẩm ít xơ, mềm và dễ tiêu hóa.
  • Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa. 
  • Tránh những thức ăn cứng, chiên xào và có tính kích thích như rượu, cà phê, trà, thực phẩm cay nồng.

Bệnh sa dạ dày có thể điều trị bằng ăn uống các loại trái cây hoặc thuốc Đông y như dưới đây:

  • Chuối trộn mật ong: Chuối tiêu 2 quả, táo tây 2 quả, mật ong 30ml. Rửa sạch táo, chuối bỏ vỏ, xay nhuyễn, cho mật ong vào đảo đều, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
  • Nước củ sen, cam thảo: Củ sen 200g, cam thảo 3g, táo 2 quả, vị thuốc bạch thược 10g. Táo, củ sen rửa sạch, cắt nhỏ, ép thành nước, bạch thược và cam thảo cho vào nồi đất cùng 300 ml nước, nấu lấy nước. Trộn 2 loại nước với nhau khuấy đều để dùng, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
  • Cà rốt, rau cần: Cà rốt 400g, rau cần 200g, lá su hào 200g, táo 300g, mật ong 30ml. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước, cắt nhỏ, cho vào máy, ép lấy nước. Nếu quá đậm đặc có thể cho thêm nước vào, nếu chất xơ trong nước quá nhiều có thể vớt bỏ bớt, sau đó cho mật ong vào trộn đều là dùng được. Chia làm 2 lần, dùng trong ngày.

Ngoài ra, trong Đông y cũng có bài thuốc dùng cho bệnh sa dạ dày, đó là bài gồm các vị: hoàng kỳ, đảng sâm (cùng 16g), bạch truật, đương quy (cùng 10g), trần bì, thăng ma, cam thảo (cùng 6g), sài hồ 4g.
Cách sắc (nấu) như sau: Nước đầu cho 3 chén nước sắc còn 1 chén, cho nước thuốc ra riêng; nước thứ 2 cho tiếp 3 chén, sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần trong ngày uống lúc no (sau khi ăn 30 phút). Một đợt uống liên tục 7 - 10 ngày.

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Sưng bìu tinh hoàn là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi
  • 28-05-2018
    Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh thường gặp, có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi rất nghiêm trọng. Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Động mạch đem máu giàu ôxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể, trong khi tĩnh mạch mang máu nghèo ôxy trở lại tim.
  • 17-10-2018

    Rách cơ quay khớp vai, hay rách chóp xoay khớp vai, là vết rách một phần hoặc toàn bộ một hoặc nhiều hơn dây chằng của cơ quay khớp vai.nĐai vai bao gồm 3 xương (xương bả vai, xương đòn và xương cánh tay) và 3 khớp (khớp cánh tay, khớp cùng vai đòn và

  • 28-05-2018
    Viêm tai ngoài ác tính có thể là do nhiễm trùng, bệnh da (chàm hay tăng tiết bã nhờn), nấm, sự kích thích thường xuyên (ngoáy tai), dị ứng, chảy mủ mạn từ tai giữa, u (hiếm), hay có thể đơn thuần sau một thói quen như thường xuyên cào gãi tai. Hiện tượng
  • 28-05-2018
    Bệnh lý này đặc trưng bởi quá trình giãn cơ không đầy đủ của cơ thắt thực quản dưới và mất nhu động thực quản. Điểm nổi bật của co thắt tâm vị là sự mất các neuron thần kinh ức chế NO và các neuron VIP trong đám rối tạng thực quản. Co thắt tâm vị giai
  • 28-05-2018
    Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da. Đây là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc.