Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ hệ thống (tiếng Anh: Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus), là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như trong các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây


Lupus ban đỏ là gì ?

Lupus ban đỏ hệ thống (tiếng Anh: Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus), là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như trong các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô.
Lupus ban đỏ hệ thống gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận, và hệ thần kinh. Là bệnh mạn tính, quá trình phát triển bệnh đan xen giữa các đợt bùng phát và ổn định/lui bệnh. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn gấp 9 lần ở nam giới, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 15 đến 50, và phổ biến hơn ở những người không có nguồn gốc châu Âu.
Lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng corticosteroid và các chất ức chế miễn dịch.
Lupus ban đỏ hệ thống có thể nguy hiểm chết người nhưng với những tiến bộ trong y học hiện nay chất lượng cuộc sống của người bệnh đã được cải thiện và kéo dài hơn so với trước. Tỉ lệ sống sót ở những bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở Hoa Kỳ, Canada, và châu Âu là khoảng 95% trong 5 năm, 90% trong 10 năm, và 78% ở 20 năm.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh lupus ban đỏ

Triệu chứng, biểu hiện bệnh lupus ban đỏ
Triệu chứng, biểu hiện bệnh lupus ban đỏ

Do bệnh sinh là cơ thể tự sinh kháng thể chống lại chính các tế bào/mô cơ thể nên dù có gây hại cùng lúc nhiều cơ quan, tổ chức cơ thể nhưng phổ biến nhất là:

  • Đau hoặc sưng khớp
  • Đau cơ
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Ban đỏ, thường ở trên mặt
  • Đau ngực khi hít thở sâu
  • Rụng tóc
  • Ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt hoặc tím bầm
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Sưng ở chân hoặc xung quanh mắt
  • Miệng loét
  • Phình tuyến
  • Cảm thấy rất mệt.
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

  • Thiếu máu (giảm tế bào hồng cầu)
  • Nhức đầu
  • hóng mặt
  • Cảm thấy buồn
  • Bối rối
  • Co giật.
Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất. Những thời điểm một người biểu hiện các triệu chứng được gọi là bùng phát, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng mới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ

Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Là bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân. Kháng nguyên có thể được hình thành tại chỗ bị chấn thương, tiếp xúc với hóa chất, vi khuẩn, thuốc, chất độc, tia xạ... Nghiên cứu cho thấy gen đóng vai trò quan trọng, nhưng chỉ dựa vào gen không xác định được ai mắc bệnh lupus. Có khả năng bệnh này do nhiều yếu tố khởi phát nên.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh lupus ban đỏ

 
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lupus nhưng bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới và phụ nữ da màu gặp nhiều hơn da trắng.

Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ
Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

Chẩn đoán xác định áp dụng tiêu chuẩn ACR

Chẩn đoán xác định áp dụng tiêu chuẩn ACR (American College of Rheumatology) 1997 (đạt 96% độ nhậy và 96% độ đặc hiệu) gồm 11 tiêu chuẩn:

  1. Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt;
  2. Ban đỏ dạng đĩa ở mặt và thân;
  3. Nhạy cảm với ánh nắng;
  4. Loét miệng hoặc mũi họng;
  5. Viêm nhiều khớp không có hình bào mòn trên hình ảnh X quang;
  6. Viêm màng tim hoặc màng phổi;
  7. Tổn thương thận: Protein thận>500mg/24h hoặc tế bào niệu (có thể là hồng cầu; hemoglobin; trụ hạt; tế bào ống thận hoặc hỗn hợp);
  8. Tổn thương thần kinh - tâm thần không do các nguyên nhân khác;
  9. Rối loạn về máu (thiếu máu huyết tán có tăng hồng cầu lưới; hoặc giảm bạch cầu <4.000/mm3; hoặc giảm lympho bào <1.500/mm3; hoặc giảm tiểu cầu <100.000/mm3);
  10. Rối loạn miễn dịch (kháng thể kháng ADN; hoặc kháng Sm; hoặc tìm thấy kháng thể antiphospholipid dựa trên: kháng thể anticardiolipin loại IgG hoặc IgM; Yếu tố chống đông lupus; test huyết thanh với giang mai dương tính giả kéo dài trên 6 tháng được xác định bằng test cố định xoắn khuẩn hoặc hấp thụ kháng thể xoắn khuẩn bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang);
  11. Kháng thể kháng nhân: tỷ giá bất thường của kháng thể kháng nhân bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc các thử nghiệm tương đương, không có các thuốc kết hợp có thể gây 'lupus do thuốc'.

Chẩn đoán xác định khi có ≥4 tiêu chuẩn

Các tiêu chuẩn như:

  • Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt.
  • Nhậy cảm ánh nắng.
  • Viêm khớp.
  • Tổn thương thận.
  • Rối loạn về tế bào máu rất thường gặp.
Do đó, trong điều kiện không làm được các xét nghiệm miễn dịch vẫn có thể chẩn đoán được bệnh đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Điều trị bệnh lupus ban đỏ

Điều trị bệnh lupus ban đỏ
Điều trị bệnh lupus ban đỏ

Không có phác đồ điều trị đặc hiệu mà chủ yếu dựa vào trạng thái và mức độ của từng thể bệnh mà quyết định dùng 1; 2; 3 hoặc 4... loại thuốc với liều lượng thay đổi khác nhau.

Phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ

Phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ
Phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ

Vì bệnh lupus ban đỏ hệ thống chưa được hiểu rõ nên cũng chưa thể phòng ngừa được, tuy nhiên khi bị bệnh, người ta có thể giảm thiểu tác hại, tăng cường chất lượng cuộc sống bệnh nhân bằng cách ngăn ngừa những đợt phát bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo cho một cơn phát bệnh sắp xảy ra có thể là: mệt mỏi, đau, phát ban, sốt, đau bụng, đau đầu, và chóng mặt. Nếu sớm nhận ra các dấu hiệu cảnh báo và thường xuyên liên hệ với bác sĩ, bệnh nhân có thể chủ động hơn, ít đau hơn và giảm số lần đi bệnh viện.
Vì tuổi thọ của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đã tăng hơn trước nên cần phải có ý thức dự phòng đối với các biến chứng hệ lụy của bệnh như tim mạch, viêm khớp, loãng xương, và ung thư... nhất là cần có các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn và rà soát các bệnh liên quan nguy cơ cao do tác dụng phụ của việc sử dụng nhiều loại thuốc kéo dài.
Đặc biệt, Bác sĩ và bệnh nhân luôn phải cảnh giác cao đối với các bệnh ung thư có liên quan đến hệ miễn dịch.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Rối loạn nhân cách là một tập hợp các trạng thái để biệt định các đối tượng có cách sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn khác biệt với 'người thường' nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng. Nói vậy để thấy rằng khái
  • 28-05-2018
    Nghiện rượu là tình trạng phụ thuộc và lạm dụng rượu do uống quá nhiều. Khi điều này xảy ra, rượu có thể tác động đến não và làm cho “con nghiện” mất kiểm soát hành động của mình. Họ có thể uống rượu dây dưa cả ngày hoặc có thể uống từng đợt, mỗi đợt
  • 17-10-2018

    Bệnh giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền của giun tóc là khí hậu nóng ẩm, dân có tập quán sinh hoạt lạc hậu, tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường sống chưa hợp vệ sinh.

  • 28-05-2018
    Mặc dù chưa có ai xác định nguyên nhân nào gây ra ốm nghén, nhưng sự tăng hormone trong thai kỳ có thể đóng một vai trò gây ra hiện tượng này.
  • 28-05-2018
    Viêm mô kẽ thận là một bệnh rối loạn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nephron và gây ra tình trạng viêm (sưng) thận. Viêm mô kẽ thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Thận loại bỏ các chất thải và cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Mỗi thận có 1 triệu
  • 28-05-2018
    Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng một loại thức ăn nào đó là có hại. Chúng có thể là bệnh mãn tính (kéo dài một thời gian dài) hoặc cấp tính (đột ngột). Phản ứng cấp tính có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí xảy