Hẹp niệu đạo

Sưng bìu tinh hoàn là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi

Hẹp niệu đạo là bệnh gì?

Bệnh Hẹp niệu đạo
Ảnh minh họa

Hẹp niệu đạo là tình trạng niệu đao bị hẹp lai do viêm hoặc bât kỳ một vần đề nào khác. Niệu đạo có vai trò dẫn nước tiểu từ trong cơ thể ra ngoài. Ơ người bị hẹp niệu đạo, dòng nước tiểu yếu hoặc dòng chảy đôi thường xảy ra. Hẹp niệu đạo nặng có thể ngăn chặn hoàn toàn dòng nước tiểu.
Bệnh hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. Bệnh thường xảy ra ở nam giới. Đối với nữ giới, đây là bệnh hiếm gặp.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh hẹp niệu đạo

Các triệu chứng của hẹp niệu đạo có thể dao động từ khó chịu nhẹ và đến bí tiểu, bao gồm những điều sau đây:
  • Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu;
  • Đau khi đi tiểu (tiểu khó);
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI);
  • Bí tiểu;
  • Bàng quang không hoàn toàn rỗng;
  • Dòng chảy yếu;
  • Tiểu nhỏ giọt;
  • Phun nước tiểu hoặc dòng đôi;
  • Máu trong nước tiểu (tiểu máu);
  • Máu trong tinh dịch;
  • Tiểu không tự chủ;
  • Đau vùng chậu;
  • Giảm lực xuất tinh.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn phải đi khám bác sĩ ngay nếu bạn đang gặp phải triệu chứng của niệu đạo hẹp. Đặc biệt là khi bệnh gây ra chảy máu. Hẹp niệu đạo có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo

Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hẹp niệu đạo:
  • Chấn thương từ tai nạn thương tích hoặc bị tổn thương ở niệu đạo hoặc bàng quang (ví dụ, rơi vào khung của một chiếc xe đạp giữa hai chân, hoặc một tai nạn xe hơi);
  • Chấn thương vùng chậu;
  • Đã từng thực hiện thủ thuật liên quan tới niệu đạo (ống thông niệu, phẫu thuật, nội soi bàng quang);
  • Phẫu thuật tuyến tiền liệt trước;
  • Mở rộng tuyến tiền liệt;
  • Ung thư đường tiết niệu (hiếm);
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (bệnh lây truyền qua đường tình dục hay STDs, viêm niệu đạo, lậu);
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt hay viêm (viêm tuyến tiền liệt);
  • Dị tật bẩm sinh của niệu đạo (hiếm).

Nguy cơ mắc bệnh hẹp niệu đạo

Nam giới thuộc mộ số trường hợp đặc biệt có nguy cơ cao phát triển niệu đạo hẹp. Chúng bao gồm nam giới đã từng:
  • Đã từng một hay nhiều lần mắc các bệnh về đường tình dục;
  • Đã từng sử dụng một ống thông tiểu (một ống soi mềm nhỏ được đưa vào cơ thể để thoát nước tiểu từ bàng quang);
  • Bị viêm niệu đạo (sưng và kích thích ở niệu đạo);
  • Có một tuyến tiền liệt mở rộng.

Điều trị bệnh hẹp niệu đạo

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để điều trị hẹp niệu đạo, bác sĩ tiết niệu cần mở rộng (giãn nở) niệu đạo bằng cách gây mê và sau đó chèn dụng cụ làm cưỡng chế. Thỉnh thoảng, mô sẹo hình thành sau khi được điều trị làm cho hẹp niệu đạo tái phát. Nếu bệnh tài phát, các mô sẹo có thể phải phẫu thuật cắt bỏ và niệu đạo có thể cần phải được tái tạo lại.
Bác sĩ tiết niệu sẽ chẩn đoán độ hẹp bằng cách chụp X-quang hoặc bằng cách nhìn trực tiếp vào niệu đạo qua một ống soi linh hoạt (ỗng soi bọng đái) sau khi thực hiện bôi trơn.

Phòng ngừa bệnh hẹp niệu đạo

  • Đảm bảo các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm.
  • Duy trì lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Khô miệng, hay chứng khô miệng, do không cung cấp đủ lượng nước bọt cần thiết giúp bôi trơn niêm mạc trong miệng, làm sạch miệng và khởi đầu quá trình tiêu hóa khi ăn nhai. Một khi lượng nước bọt giảm, những vi sinh vật gây hại sẽ tăng lên.
  • 18-09-2018

    Ở Mỹ, ước tính có 10 triệu người bị loãng xương và 34 triệu người có mật độ xương thấp – làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Trong số 10 triệu người Mỹ bị loãng xương, có 8 triệu nữ giới và 2 triệu nam giới.

  • 18-09-2018

    Màng não là các lớp màng bao bọc xung quanh và khép kín não trong hộp sọ cũng như bao bọc tủy sống trong ống sống. Cột sống là tên được đặt cho xương sống, ống sống là khoảng không gian trong xương sống để bao bọc và bảo vệ tủy sống.

  • 17-10-2018

    Các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện sớm trong giai đoạn sơ sinh hoặc trẻ nhỏ chưa đến tuổi đến trường. Nhìn chung, bại não gây tổn thương vận động đi kèm với phản xạ quá mức, mềm rũ hoặc co cứng chi và thân, tư thế bất thường, vận động không tự chủ,

  • 28-05-2018
    1. Khái niệm: Thoái hoá khớp gối là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến
  • 28-05-2018
    Các trường hợp xuất huyết (ra máu, chảy máu) sau đây là bất thường: Xuất huyết giữa các kỳ kinh, Xuất huyết sau khi quan hệ tình dục, Ra máu nhỏ giọt bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt Ra máu kinh nhiều hơn (cường kinh) hoặc dài hơn bình