Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là một bệnh lý tương đối rõ ràng. Nhưng thuật ngữ này thường bị lạm dụng để giải thích một số triệu chứng của hệ thống tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu... Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là một bệnh lý tương đối rõ ràng. Nhưng thuật ngữ này thường bị lạm dụng để giải thích một số triệu chứng của hệ thống tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu...
Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm.
Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15 - 11,5 trên 1.000 người dân. Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng.
Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40 - 70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng.
Viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.

Triệu chứng viêm dạ dày

Triệu chứng viêm dạ dày

- Cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, một số người mô tả như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.
Buồn nôn.
Nôn.
Chán ăn.
Ợ hoặc chướng bụng
Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn.
Ở phần lớn các trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày là tương đối nhẹ và trong thời gian ngắn. Đôi khi, viêm dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày, nhưng ít khi nặng trừ khi cũng bị loét niêm mạc dạ dày. Dấu hiệu xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu (có thể giống màu bã cà phê), và phân có máu (thường màu đen hoặc như hắc ín).
Viêm dạ dày xảy ra đột ngột được gọi là viêm dạ dày cấp. Trong giai đoạn cấp của bệnh, viêm dạ dày gây buồn nôn và đau hoặc khó chịu vùng bụng trên.
Viêm dạ dày tiến triển từ từ được gọi là viêm dạ dày mạn, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác với dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày cấp. Bạn có thể đau âm ỉ vùng bụng trên, cảm giác đầy bụng và chán ăn sau vài miếng ăn. Với nhiều người, viêm dạ dày mạn thực sự không có dấu hiệu và triệu chứng nào.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày

Nguyên nhân gây viêm dạ dày

- Nhiễm H. pylori. Là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày.
Thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc - cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) - có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.
Sử dụng cocain. Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.
Stress. Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.
Rối loạn tự miễn. Một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo).
Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già. Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày - ruột.
Bệnh Crohn. Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa - hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.
Xạ trị liệu và hóa trị liệu. Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày.
Bệnh trào ngược dịch mật.
Các dạng viêm dạ dày ít gặp khác do bệnh toàn thân như suy gan hoặc suy thận.

Biến chứng của viêm dạ dày

Biến chứng của viêm dạ dày

- Hẹp môn vị: Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.
Thủng dạ dày: Bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.
Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.

Chẩn đoán viêm dạ dày

Chẩn đoán viêm dạ dày

Chẩn đoán viêm dạ dày chủ yếu dựa vào các yếu tố sau:
Triệu chứng lâm sàng: thường sau khi ăn, vùng thượng vị cảm thấy đau, tức hoặc nóng rát, ăn kém, bụng đầy, chướng hơi, hễ ợ hơi được thì dễ chịu hoặc buồn nôn, nôn, ợ chua...
Dạ dầy viêm thể teo thường ăn uống rất kém, bụng đầy, đau âm ỉ và cơ thể suy nhược. Dạ dày viêm thể phì đại thường có triệu chứng đau kéo dài, thức ăn và loại thuốc có tính kiềm có thể làm giảm đau nhưng đau không có chu kỳ, thường kèm rối loạn tiêu hóa, có thể gây xuất huyết.
Nên phối hợp với nhưng phương pháp hiện đại như chụp X.quang, Nội soi... để xác định cho rõ hơn.

Điều trị viêm dạ dày

Điều trị viêm dạ dày

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết. Tùy theo hình ảnh nội soi và mô bệnh học mà có các thể viêm dạ dày khác nhau. Thông thường với người từ 40 tuổi trở lên nếu được chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính cần điều trị đúng phác đồ và thường xuyên được kiểm soát bằng nội soi dạ dày 6 tháng – 1 năm một lần.
Nếu không điều trị kịp thời, để bệnh diễn biến mạn tính kéo dài, nhiều biến chứng có thể xảy ra như: ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm quanh dạ dày tá tràng, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày…
Về điều trị chưa có điều trị đặc hiệu, sử dụng phối hợp hai kháng sinh (nếu có vi khuẩn H. pylory), một kháng sinh thuộc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm marcrolid (clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin…). Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, sinh tố, an thần. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nhưng tối thiểu là 4 – 6 tuần.

Phòng ngừa viêm dạ dày

Phòng ngừa viêm dạ dày

Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung:
Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.
Hạn chế hoặc tránh uống rượu.
Không hút thuốc lá.
Thay thuốc giảm đau. Nếu có thể, tránh dùng thuốc chống viêm phi steroid - aspirin, ibuprofen, ketoprofen và naproxen. Thay vào đó, thay thuốc giảm đau chứa acetaminophen.
Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axít dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thuật ngữ mù màu thường làm lầm lẫn. Thuật ngữ chính xác hơn là sự khiếm khuyết thị giác màu sắc (sắc giác) (CVD). Những người mà không thể nhìn thấy tất cả màu sắc nhưng vẫn thấy được mọi thứ khác như những người bình thường thì không phải bị mù màu.
  • 28-05-2018
    U sợi thần kinh loại 1 (NF1), hay còn được gọi là bệnh Recklinghausen, là một trong 2 loại bệnh u sợi thần kinh (NF1 và NF2). NF2 hiếm gặp hơn NF1. NF1 là một rối loạn di truyền gây ra những bất thường trên da và xương đồng thời gây ra các khối u hình
  • 28-05-2018
    Sa van hai lá xảy ra khi các van giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái không đóng đúng cách. Khi tâm thất trái co, phồng nắp của van (sa) lên hoặc quay trở lại tâm nhĩ. Sa van hai lá đôi khi dẫn đến rò rỉ máu ngược vào trong tâm nhĩ trái - gọi là hở van
  • 28-05-2018
    Nhiễm sắc thể (NST) là những cấu trúc chứa gen nằm bên trong tế bào. Mỗi tinh trùng của người nam và mỗi trứng của người nữ gồm có 23 NST, những tế bào khác trong cơ thể gồm có 46 NST. Khi trứng được thụ tinh với tinh trùng, thì 23 NST từ trứng của mẹ
  • 04-10-2018

    Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng

  • 17-10-2018

    Dây hãm dương vật hay còn gọi là dây hãm quy đầu (frenulum) là dải niêm mạc có hình chữ Y ngược, nằm ở mặt dưới quy đầu nối liền quy đầu và lớp bao da quy đầu. Khi “cậu nhỏ” làm nhiệm vụ “chào cờ” thì dây hãm căng lên.