Viêm vùng chậu

Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo và cổ tử cung vào tử cung, buồng trứng, hoặc ống dẫn trứng và có thể gây áp-xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời, PID có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kéo dài khác.

Viêm vùng chậu (PID) là gì?

Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu (Hình minh họa)

Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng các cơ quan sinh sản nữ. Đây là một bệnh lý phổ biến, hàng năm tại Hoa Kỳ hơn 1 triệu phụ nữ được chẩn đoán viêm vùng chậu.
Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo và cổ tử cung vào tử cung, buồng trứng, hoặc ống dẫn trứng và có thể gây áp-xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời, PID có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kéo dài khác.

Các triệu chứng của viêm vùng chậu

Một số trường hợp PID chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không triệu chứng. Vì các triệu chứng của PID khá mơ hồ, nhiều lúc cả bệnh nhân và bác sĩ đều không ra. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của PID:
  • Tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Đau ở vùng bụng dưới (thường đau nhẹ)
  • Đau ở vùng bụng trên bên phải
  • Rối lọan kinh nguyệt.
  • Sốt và ớn lạnh
  • Đi tiểu đau
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng trên không có nghĩa là mắc phải PID. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng khác, như viêm ruột thừa hoặc thai lạc chổ. Nên trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên.

Nguyên nhân PID

Hai bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là Lậu và Chlamydia là nguyên nhân chính của PID. Bệnh lậu và Chlamydia có thể gây ra các triệu chứng mơ hồ hoặc thậm chí không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì sau khoảng vài ngày đến vài tuần có thể tiến triển thành PID. Ngoài ra, PID cũng có thể do các tác nhân gây nhiễm trùng không lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn.

Những đối tượng nào có nguy cơ viêm vùng chậu cao?

Viêm vùng chậu có thể xảy khi đã có quan hệ tình dục. Bệnh gặp ở bất cứ mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ. Đặc biệt, bệnh có xu hướng phát triển ở những phụ nữ trẻ dưới 25 tuổi. Các yếu tố nguy cơ PID gồm:
  • Nhiễm trùng do các tác nhân lây truyền qua đường tình dục, thường là bệnh Lậu hoặc Chlamydia.
  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng – có càng nhiều bạn tình, nguy cơ càng cao.
  • Có bạn tình không chung thủy.
  • Có tiền sử mắc PID.
Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên thụt rửa âm đạo có nguy cơ mắc phải PID cao. Thụt rửa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây PID phát triển dễ dàng hơn, đồng thời có thể đẩy vi khuẩn từ âm đạo vào tử cung và ống dẫn trứng. Với lý do trên và một số lý do không có lợi khác, phụ nữ không được khuyến cáo thụt rửa âm đạo.

Những ảnh hưởng lâu dài của viêm vùng chậu?

Viêm vùng chậu kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề trầm trọng sau:
  • Vô sinh: 1/10 trường hợp bị PID sẽ vô sinh. PID gây ra các sẹo trên các ống dẫn trứng làm tắc ống dẫn trứng qua đó ngăn chặn quá trình thụ tinh.
  • Thai lạc chổ: các sẹo do PID gây ra có thể ngăn cản trứng đã được thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung. Điều này đồng nghĩa với trứng đã được thụ tinh có thể sẽ phát triển ngay tại ống dẫn trứng. Nếu không được phát hiện sớm, khối thai lạc chổ phát triển sẽ vỡ gây chảy máu trong ổ phúc mạc và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân, trong trường hợp này bắt buộc phải phẩu thuật cấp cứu.
  • Đau vùng chậu mãn tính: PID có thể dẫn đến đau vùng chậu kéo dài

Điều trị PID?

Viêm vùng chậu có thể điều trị được tuy nhiên không thể triệt bỏ các sẹo do nhiễm trùng gây ra. Các nhiễm trùng càng để lâu không được điều trị thì càng tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề trầm trọng, điển hình là vô sinh.
Kháng sinh là thuốc được lựa chọn đầu tiên cho điều trị viêm vùng chậu. Có thể dùng đường uống hoặc tiêm. Thông thường, có thể điều trị bằng duy nhất một loại kháng sinh. Phối hợp hai hoặc nhiều loại có thể được chỉ định. Sau 2-3 ngày điều trị, bác sĩ sẽ tái khám để đánh giá đáp ứng điều trị. Đôi khi các triệu chứng có thể biến mất trước nhưng tình trạng nhiễm trùng vẫn còn tồn tại trong cơ thể, do vậy nên bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh theo đúng liệu trình điều trị.
Một số trường hợp cần phải điều trị tại bệnh viện. Khuyến cáo nhập viện cho những trường hợp sau:
  • Chẩn đoán chưa rõ ràng
  • Đang mang thai
  • Phải dùng thuốc kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch
  • Bệnh nặng
  • Có triệu chứng buồn nôn và nôn
  • Sốt cao
  • Có áp xe tại ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Trong một số tình huống cụ thể có thể cần phải phẫu thuật như có khối áp-xe .
Nên điều trị cả bạn tình, bạn tình của các bệnh nhân PID có thể bị bệnh Lậu hoặc Chlamydia. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không có triệu chứng.

Cách phòng ngừa PID

Để phòng ngừa PID, cần tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục:
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, ngay cả khi bạn đã sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
  • Quan hệ tình dục với duy nhất một bạn tình không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và người bạn tình cũng phải chung thủy.
  • Hạn chế số lượng bạn tình. Nếu bạn hoặc bạn tình của bạn trước đó đã từng quan hệ với người khác thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Chú giải
Áp xe: khối nung mủ nằm trong một mô hoặc một cơ quan nào đó.
Kháng sinh: Thuốc điều trị nhiễm trùng.
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Một loại nhiễm trùng âm đạo gây ra do sự phát triển quá mức một số vi khuẩn chí của âm đạo.
Cổ tử cung: phần đổ ra của tử cung nối tiếp với vòm của âm đạo.
Chlamydia: Một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn, có thể dẫn đến viêm vùng chậu và vô sinh.
Đau vùng chậu mãn tính: là tình trạng đau kéo dài vùng chậu ít nhất 6 tháng.
Thai lạc chổ: Thai mà trứng đã thụ tinh phát triển ở một nơi khác không phải ở buồng tử cung, thường là ống dẫn trứng.
Sinh thiết nội mạc tử cung: Là xét nghiệm lấy một lượng nhỏ niêm mạc của tử cung để đánh giá dưới kính hiển vi.
Ống dẫn trứng: một ống thông dẫn trứng đi từ buồng trứng đến tử cung.
Bệnh lậu: là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến viêm vùng chậu, vô sinh, và viêm khớp.
Vô sinh: là tình trạng cặp vợ chồng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng không thể có thai sau 12 tháng.
Phẫu thuật nội soi: là phẫu thuật dùng ống kính nội soi nhỏ kèm nguồn sáng để đánh giá các cơ quan vùng chậu hoặc tiến hành phẫu thuật.
Buồng trứng: gồm hai cấu trúc nằm ​​ở hai bên tử cung, chứa trứng và sản xuất nội tiết tố.
Khám vùng chậu: khám cơ quan sinh sản nữ bằng tay.
STDs: Bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Siêu âm: là một xét nghiệm sử dụng các sóng âm để kiểm tra các cơ quan bên trong. Khi mang thai, siêu âm có thể được sử dụng để kiểm tra thai nhi.
Tử cung: là một cơ quan nằm trong khung chậu nữ, cấu trúc cơ, nơi chứa và nuôi dưỡng thai nhi phát triển trong thời gian mang thai.
Âm đạo: Một cấu trúc ống được bao quanh bởi cơ, nối tử cung với môi trường bên ngoài cơ thể.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh U hạt (hay còn gọi là bệnh Sarcoidosis) là tình trạng sự tăng trưởng quá mức của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, dẫn đến các bệnh viêm cơ quan – thường gặp nhất là ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • 17-10-2018

    Giun đũa là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Nhiễm giun đũa là bệnh rất phổ biến đặt biệt ở trẻ em. Có đến 1/4 dân số trên thế giới bị nhiễm giun, nhất là ở các nước đang phát triển. Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun đũa có trong

  • 28-05-2018
    Bệnh gai đen là một tình trạng đặc trưng bởi da dày, sạm, mượt như nhung, có nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Thông thường, bệnh gai đen ảnh hưởng đến vùng nếp gấp nách, háng, cổ. Bệnh gai đen xuất hiện tự nhiên trên làn da. Không có điều trị cụ thể
  • 08-04-2019

    Cần ghi nhớ rằng ấu dâm là bệnh, không phải là tội. Không phải ai mắc bệnh ấu dâm cũng có hành vi tình dục với trẻ em, cũng như những người có hành vi tình dục với trẻ em cũng không chắc chắn là có bệnh ấu dâm.

  • 28-05-2018
    Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tất cả đều giữ một vai trò khác nhau trong việc bài tiết nước tiểu. Thận, là hai bộ phận hình hạt đậu ở phía sau trên vùng bụng, lọc nước tiểu từ máu.
  • 28-05-2018
    Mặc dù chưa có ai xác định nguyên nhân nào gây ra ốm nghén, nhưng sự tăng hormone trong thai kỳ có thể đóng một vai trò gây ra hiện tượng này.