Thiếu oxy

Thiếu oxy là tình trạng mà mô của bạn bị thiếu hụt oxy. Nguyên nhân là do thiếu oxy máu, nghĩa là lượng oxy trong máu của bạn thấp hơn mức bình thường. Đôi khi, tình trạng thiếu oxy được sử dụng để chỉ cả hai tình trạng (thiếu oxy và thiếu oxy máu).

Thiếu oxy là bệnh gì?

Thiếu oxy là tình trạng mô bị thiếu hụt oxy. Nguyên nhân là do thiếu oxy máu (lượng oxy trong máu của bạn thấp hơn mức bình thường). Đôi khi, tình trạng thiếu oxy được sử dụng để chỉ cả hai tình trạng (thiếu oxy và thiếu oxy máu). Thiếu oxy và thiếu oxy máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác làm cho người bệnh hít thở khó khăn và khó lưu thông máu. Mức oxy máu bình thường là khoảng 75 - 100mm thủy ngân (mmHg). Nếu mức oxy máu dưới 60 mm Hg thì bạn đang bị thiếu oxy máu và cần thêm oxy cho cơ thể.

bệnh thiếu oxy
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu oxy

Các triệu chứng của thiếu oxy là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp là:

  • Các vấn đề hô hấp: khó thở, thở nhanh, ho và khò khè.
  • Các vấn đề tim mạch: nhịp tim nhanh.
  • Các vấn đề về não hay ý thức: đau đầu và lú lẫn.
  • Những thay đổi về màu da của bạn: từ màu xanh sang màu đỏ anh đào.
  • Bồn chồn và vã mồ hôi.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu có triệu chứng sau:

  • Cảm thấy khó thở sau khi phải dùng sức, kể cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ hoặc thậm chí là nghỉ ngơi.
  • Chứng khó thở trở nên nặng hơn sau khi tập thể dục hoặc khi đang hoạt động thể chất.
  • Gián đoạn mất ngủ do khó thở trong khi ngủ. Đây có thể là một triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ.

Bạn nên đến bác sĩ ngay nếu đột ngột bị khó thở dữ dội gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, hoặc bị khó thở nặng kèm với ho, thở nhanh và ứ nước trong cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu oxy

Bệnh gây ra bởi sự bất thường trong các chức năng và cấu trúc của đường hô hấp và tuần hoàn. Một số bệnh có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, chẳng hạn như:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Bệnh tràn khí màng phổi.
  • Viêm phế quản.
  • Phù phổi (dịch trong phổi).
  • Thiếu máu – các tế bào máu đỏ mang oxy thiếu hụt.
  • Thiếu oxy có thể là kết quả từ một cơn hen suyễn nặng. Trong cơn hen suyễn đó, đường thở của bạn thu hẹp đáng kể làm không khí vào phổi rất khó khăn.
  • Đôi khi, các loại thuốc bạn đang dùng có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, chẳng hạn như thuốc giảm đau và các loại thuốc khác.

Nguy cơ mắc bệnh Thiếu oxy

Những ai thường mắc bệnh thiếu oxy?

Tình trạng này khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy tư vấn với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu oxy?

  • Nguy cơ ngoại sinh: bao gồm hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất, bụi trong không khí hoặc ảnh hưởng bởi độ cao.
  • Nguy cơ nội sinh: có thể là phổi và các cơ quan tim mạch đang ở trong tình trạng không được tốt.

Điều trị bệnh Thiếu oxy hiệu quả

Những kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh thiếu oxy

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách đánh giá lượng oxy hiện diện trong máu của bạn bằng cách sử dụng máy đo SpO2 (thiết bị y tế kẹp ngón tay để đo) hoặc đo trực tiếp trên các mẫu máu lấy từ động mạch. Lượng oxy bình thường là khoảng 95 - 100%. Nếu mức độ oxy ở mức 90% hoặc thấp hơn, bạn có thể đang trong tình trạng thiếu oxy.
Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để kiểm tra xem liệu có vấn đề tiềm ẩn nào khác gây nên tình trạng thiếu oxy như ngộ độc khí CO. Có thể đo chức năng phổi cùng với các xét nghiệm khác để xác định một số nguyên nhân không giải thích được của tình trạng bão hòa oxy thấp.

Những phương pháp điều trị bệnh thiếu oxy

Bạn cần phải ở lại bệnh viện để được điều trị tình trạng thiếu oxy và theo dõi mức độ oxy. Quan trọng, trong trường hợp khẩn cấp cần phải đưa oxy vào cơ thể. Các bác sĩ có thể sử dụng mặt nạ che mũi và miệng hoặc một ống nhỏ đưa vào trong mũi để cung cấp oxy.
Nếu việc này không làm cho mức oxy của bạn trở lại bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hít hoặc thuốc hen suyễn để thở dễ dàng hơn. Nếu không hiệu quả, bạn có thể được truyền thuốc qua đường tĩnh mạch ở cánh tay (IV). Bạn cũng có thể dùng thuốc steroid trong một thời gian ngắn để giảm tình trạng viêm phổi.

Biện pháp khắc phục bệnh Thiếu oxy

Có thể áp dụng các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây để đối phó với tình trạng bệnh:

  • Bỏ thuốc lá: nếu đã được chẩn đoán bị thiếu oxy máu hoặc bệnh phổi khác, bỏ hút thuốc lá là điều đầu tiên cần làm để cải thiện tình trạng.
  • Tránh hít khói thuốc lá: bên cạnh bỏ thuốc, bạn cũng cần tránh những nơi có người hút thuốc lá. Khói thuốc có thể gây ra nhiều tổn thương phổi hơn so với việc bạn hút thuốc.
  • Tập thể dục thường xuyên: việc tập thể dục là thực sự hữu ích để cải thiện sức mạnh và độ bền tổng thể.
  • Ăn uống hợp lý và trở thành người năng động hơn.
  • Biết nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn và tìm cách tránh chúng.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 27-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 13-04-2024

    Viêm gan B là một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm. Theo thống kê của WHO, hiện nay trên toàn thế giới có hơn 300 triệu người mắc Viêm gan B và con số này không ngừng tăng lên theo từng năm. Trong bài viết này, Wellcare sẽ cung cấp những thông tin y khoa mới nhất về căn bệnh này.

  • 28-05-2018
    Mọc răng được coi là một mốc sự kiện quan trọng đối với phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Nó đánh dấu sự chuyển giai đoạn của bé, nhưng cũng báo trước những rắc rối xảy ra với bé
  • 10-12-2018

    Ung thư âm hộ giai đoạn sớm thường không triệu chứng, đi khám nếu da vùng này có biểu hiện bất thường, ngứa, xuất huyết, cảm giác căng tức...

  • 28-05-2018
    Viêm ruột – dạ dày do virus (hay còn được gọi là viêm ruột) là một bệnh nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm (sưng đỏ) dạ dày và ruột do virus gây ra. Đây là bệnh khá phổ biến, đôi khi còn được gọi là “cúm dạ dày” vì nó lây lan thông qua tiếp xúc trực