Hẹp môn vị phì đại

Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ từ miệng xuống thực quản vào dạ dày, sau đó thức ăn sẽ đi qua môn vị của dạ dày để xuống ruột non. Do đó, có thể xem môn vị là một cửa khẩu ( thực chất là một lớp cơ vòng) nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Khi lớp cơ

Hẹp môn vị phì đại là bệnh gì?

Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ từ miệng xuống thực quản vào dạ dày, sau đó thức ăn sẽ đi qua môn vị của dạ dày để xuống ruột non. Do đó, có thể xem môn vị là một cửa khẩu (thực chất là một lớp cơ vòng) nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Khi lớp cơ này bị thương tổn, tăng sinh dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến cho thức ăn từ dạ dày không qua được để xuống ruột sẽ gây nên bệnh lý hẹp môn vị phì đại hay còn gọi là u cơ môn vị.
Tần suất bệnh ở Mỹ thống kê được là khoảng 2 - 4/1000 trẻ sẽ mắc bệnh khi sinh ra. Bệnh có ưu thế phái tính nổi bật ở bé nam so với bé nữ với tỷ lệ 4/1 và tỷ lệ này tăng cao ở con so.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh hẹp môn vị phì đại

Điều trị bệnh hẹp môn vị phì đại
(Ảnh minh họa

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng hẹp môn vị trẻ sơ sinh và nhũ nhi:

  • Nôn:
    • Có khoảng trống 1 - 3 tuần (khoảng trống là khoảng thời gian từ lúc đẻ đến lần nôn đầu tiên).
    • Nôn ra sữa hoặc cặn sữa, không có dịch mật.
    • Nôn vọt dễ dàng, lúc đầu nôn sau ăn, thời gian sau nôn xa ăn và nôn nhiều, có thể có máu.
  • Triệu chứng toàn trạng:
    • Dấu hiệu mất nước: táo bón, đái ít, miệng lưỡi khô, da nhăn, thóp lõm, mắt trũng.
    • Sụt cân.
    • Vàng da: tỷ lệ ít khoảng 1 - 5% do tăng bilirubin tự do, vàng da thường hết sau mổ 5 - 10 ngày.
  • Khám bụng:
    • Chướng vùng trên rốn, có sóng nhu động dạ dày di chuyển từ dưới sườn trái sang phải.
    • Sờ thấy u cơ môn vị: khối nhẵn di động trên rốn.

Hẹp phì đại môn vị trẻ lớn: Triệu chứng lâm sàng không điển hình, dễ nhầm với u dạ dày.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi bị hẹp phì đại môn vị, trẻ thường bị mất nước nặng, sút cân nhanh chóng, da nhăn, mắt sâu hoắm, suy kiệt nặng và khó hồi phục. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặcGọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nhi trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh sớm nhất.

Nguyên nhân gây hẹp môn vị phì đại

Nguyên nhân bệnh hẹp môn vị phì đại
(Ảnh minh họa)

Tật bẩm sinh do cơ của môn vị phì đại làm cho môn vị bị hẹp lại. Bệnh cần được chẩn đoán sớm để phẫu thuật kịp thời.

Yếu tố nguy cơ gây hẹp môn vị phì đại

Bệnh có liên quan đến di truyền:

  • Khi cha mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh đối với con trai là 5,5% và con gái là 2,4%.
  • Khi mẹ mắc bệnh thì nguy cơ sẽ còn cao hơn nữa, đối với con trai là 19% và con gái là 7%.

Ngoài ra, bệnh cũng còn gặp ở nhiều anh chị trong cùng một gia đình, cả trẻ sinh đôi, sinh ba.

Chẩn đoán bệnh hẹp môn vị phì đại

Chẩn đoán xác định bệnh

  • Triệu chứng lâm sàng: nôn sữa có khoảng trống sóng nhu động dạ dày u cơ môn vị.
  • Hình ảnh siêu âm.
  • Chụp X-quang.

Chẩn đoán phân biệt

  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thoát vị qua khe thực quản.
  • Teo môn vị hoặc tắc hẹp tá tràng qua bóng valter.
  • Co thắt môn vị.
  • Xuất huyết não màng não.
  • Viêm màng não.
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Bệnh nhiễm khuẩn, viêm phổi.
  • Hội chứng sinh dục thượng thận thể mất muối.

Điều trị bệnh hẹp môn vị phì đại

Điều trị bảo tồn

  • Ăn nhiều bữa với số lượng ít, tư thế chống nôn.
  • Chống co thắt môn vị.
  • Truyền dịch.
  • Hiện nay điều trị bảo tồn ít sử dụng vì thành công thấp và nhiều biến chứng.

Nong môn vị bằng bóng

  • Catheter có bóng ở đầu qua môn vị xuống tá tràng, bơm bóng kéo ngược trở lại dạ dày.

Phẫu thuật

  • Trước mổ: đặt sonde dạ dày, bồi phụ nước điện giải
  • Trong khi mổ: mê nội khí quản, đường ngang trên rốn lệch phải, mở cơ môn vị ngoài niêm mạc
  • Sau khi mổ: kháng sinh dự phòng, truyền dịch, ăn vào ngày thứ 2 với tư thế chống nôn
  • Biến chứng có thể gặp sau mổ:
    • Mở cơ không hết;
    • Thủng niêm mạc môn vị;
    • Tại vết mổ: nhiễm khuẩn, bục, sổ thành bụng.

Chế độ chăm sóc bệnh hẹp môn vị phì đại

Sau mổ 6 giờ có thể bắt đầu cho bệnh nhi uống ngay và theo dõi. Nếu trẻ còn nôn thì phải trì hoãn việc cho uống.
Thông thường chế độ ăn như sau:

  • 3 - 4 thìa dung dịch glucose 10% (2 giờ/1 lần).
  • Sau 24 giờ cho uống sữa mẹ pha loãng với nước, 5 - 6 thìa mỗi 2 giờ.
  • Ngày thứ 3 cho bú sữa mẹ số lượng ít 3 giờ/lần.
  • Ngày thứ 4 cho bú mẹ như bình thường.
  • Trường hợp trẻ nôn ít vẫn tiếp tục duy trì chế độ ăn như trên.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-04-2021
    Hầu như mọi trẻ em đều có lúc bị va đập ở đầu. Những chấn thương này có thể đáng lo ngại, nhưng hầu hết các chấn thương đầu chỉ ở mức độ nhẹ và không gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một số ca hiếm, có thể có vấn đề nghiêm trọng chỉ sau một cú va đập
  • 28-05-2018
    Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gây ra do hệ miễn dịch, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi có vấn đề với hệ miễn dịch làm cho nó tự tấn công cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu,
  • 05-07-2018
    Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, có thể phải bị cắt cụt cả bàn chân hoặc cẳng chân, gây tàn phế suốt đời cho người bệnh. Sự khởi đầu của biến chứng này là nhiễm trùng và có sự kết hợp của bệnh lý về thần kinh
  • 28-05-2018
    Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp, nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng. Áp-xe gan thường do vi
  • 28-05-2018
    Viêm gân cơ quay khớp vai là viêm các gân tại chóp xoay vai. Vai có phạm vi di chuyển lớn hơn tất cả các khớp khác và cũng thường bị chấn thương hơn.
  • 28-05-2018
    Xơ gan là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khi nhu mô gan bình thường bị thay thế bằng mô sẹo (xơ hóa). Xơ gan có xu hướng tiến triển chậm và thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, cùng với việc chức năng gan dần dần trở nên