Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên theo đường thực quản (ống nối giữa miệng với dạ dày), điều này có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác. Những cơn trào

Tìm hiểu chung Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)
trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là bệnh gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên theo đường thực quản (ống nối giữa miệng với dạ dày), điều này có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác. Những cơn trào ngược thường xảy ra sau bữa ăn, trong thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng và hiếm khi xảy ra khi ngủ. Tuy nhiên, những cơn trào ngược bình thường này sẽ trở thành trào ngược dạ dày thực quản khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên (khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần) hoặc thực quản bị tổn thương.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là gì?
Các triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản gồm:
Cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc;
Ợ nóng hoặc có cảm giác nóng và đau rát ở ngực, đôi khi cảm giác này lan ra cổ họng.
Nếm thấy vị chua;
Ho hoặc thở khò khè;
Khàn giọng;
Viêm họng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng như đau ngực hoặc khó thở. Ngoài ra, bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết nếu những triệu chứng trên xuất hiện thường xuyên hoặc có dấu hiệu ngày nặng hơn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) gây bệnh Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là gì?
Sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ làm cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
Chứng dạ dày thoát vị;
Có áp lực đè lên dạ dày như mang thai hoặc thừa cân.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)

Những ai thường mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?
Mọi người đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, viêm thực quản trào ngược thường gặp ở những người béo phì hoặc đang mang thai, hút thuốc lá…Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm thực quản trào ngược bao gồm:
Béo phì;
Uống rượu hoặc các chất có cồn;
Thoát vị cơ hoành;
Mang thai;
Hút thuốc;
Khô miệng;
Hen suyễn;
Tiểu đường;
Bệnh mô liên kết.;

Điều trị Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế các thực phẩm mang tính chua và béo. Bạn cũng cần tránh các loại thuốc như aspirin vì chúng có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có tác dụng giảm axit như:
H2-blockers (như Ranitidine hoặc Famotidine): ngăn ngừa hoặc ức chế sự tiết axit dạ dày. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trước khi ăn để ngăn ngừa ợ nóng;
Proton pump inhibitors – PPIs (như Omeprazole): cũng có tác dụng ức chế dạ dày tiết axit tiết axit và có tính hiệu quả cao hơn H2-blockers và các loại thuốc kháng axit khác.
Trong những trường hợp kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định bạn gặp bác sĩ phẫu thuật để thực hiện một ca phẫu thuật gọi là phẫu thuật bao đáy vị để tăng cường sức mạnh của cơ vòng dưới của thực quản.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?
Đối với các triệu chứng nhẹ, bạn có thể sẽ không cần khám bác sĩ vì các triệu chứng này sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bạn gặp phải ngày một nặng hơn hoặc bạn bị tái phát trào ngược thực quản, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh qua các phương pháp sau:
Nội soi EGD;
Chụp X-quang dạ dày – tá tràng;
Đo áp lực thực quản;
Đo độ pH của thực quản trong vòng 14 giờ.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?
Bạn có thể kiểm soát tốt chứng trào ngược thực quản nếu bạn lưu ý vài điều sau:
Có một chế độ ăn hợp lí, nhiều trái cây, rau củ và ít các sản phẩm từ sữa;
Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo;
Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn;
Giữ cân nặng hợp lí;
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
Không mặc đồ bó sát;
Không hút thuốc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tụt lợi (tụt nướu) không chỉ là vấn đề gây khó chịu cho nhiều người lớn tuổi mà còn làm đau đầu nhiều bạn trẻ ngày nay. Ðó là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng. Tụt lợi là dấu hiệu báo trước sự mất xi-măng chân răng,
  • 28-05-2018
    Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một dạng phổ biến của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy phát triển rất chậm và thường phát triển ở phần đầu và cổ (nơi tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất). Bệnh này hầu như không bao giờ lan ra bộ phận khác
  • 24-08-2018

    Nhiễm Trichomonas, là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất.nNhiễm trùng không gây tử vong nhưng có thể dẫn đến các biến chứng, như vô sinh, nhiễm trùng

  • 28-05-2018
    Có 3 dạng nhiễm trùng khác nhau: thể không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt.
  • 28-05-2018
    Bệnh to đầu chi là chứng bệnh khi da và xương ở đầu, mặt, tay và chân phát triển vượt quá với mức tỉ lệ của cơ thể. Bệnh to đầu chi là chứng bệnh hiếm gặp, hằng năm chỉ khoảng 7500 đến 15000 người trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh này.