Bệnh giãn phế quản có lây không?

Giãn phế quản là tình trạng giãn không phục hồi của các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc của các lớp phế quản. 

Nguyên nhân gây giãn phế quản

Theo các chuyên gia y tế, bệnh giãn phế quản có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải.

Bệnh giãn phế quản có hai thể là khu trú và lan tỏa:

  • Thể khu trú do phế quản bị hẹp một phần gây nên sự ứ dịch tiết nên dễ nhiễm khuẩn và làm cho phế quản bị giãn ra. Các bệnh gây hẹp phế quản là khối u lành tính hoặc ác tính, dị vật đường thở; áp-xe phổi
  • Thể lan tỏa thường do di chứng của các bệnh: sởi, ho gà.

Giãn phế quản là tình trạng giãn không phục hồi của các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc của các lớp phế quản.

Giãn phế quản là tình trạng giãn không phục hồi của các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc của các lớp phế quản.

Giãn phế quản bẩm sinh có thể gặp trong bệnh đa kén phổi, thường phối hợp với đa kén thận, tụy và gan; suy giảm miễn dịch thể dịch toàn thể; suy giảm miễn dịch tế bào…

Bệnh giãn phế quản có lây không? 

Để xác định bệnh có lây không, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây giãn phế quản. Đây là bệnh lý ở đường hô hấp có thể do virus, vi khuẩn có liên quan tới các bệnh lý như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang. Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc nghiện thuốc lá, thuốc lào… cũng làm tổn thương đường hô hấp gây giãn phế quản.

Do giãn phế quản có nguyên nhân từ virus nên bệnh có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Do đó, việc chủ động phòng tránh giãn phế quản cho người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già rất cần thiết. Việc phòng tránh bệnh đúng cách sẽ giúp người bệnh đẩy lùi nguy cơ mắc giãn phế quản.

Chủ động phòng ngừa giãn phế quản lây lan bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Sử dụng khẩu trang khi tới những nơi đông người hoặc chăm sóc người bệnh giãn phế quản;
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày nhằm tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh;
  • Tránh uống những loại nước có ga, rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Điều trị bệnh giãn phế quản

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.

  • Điều trị nội khoa: Người bệnh cần sử dụng thuốc giãn phế quản và kháng sinh thích hợp. Đồng thời cần ngưng thuốc lá, dẫn lưu tư thế.
  • Điều trị ngoại khoa: Nếu việc chữa trị giãn phế quản bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.
  • Điều trị dự phòng: Người bệnh cần được loại bỏ sớm các nguyên nhân gây giãn phế quản như điều trị triệt để bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêm phòng sởi, ho gà…

Giãn phế quản là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng nên việc đi khám và điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể giúp kiểm soát và cải thiện dần tình trạng bệnh. Vì thế người bệnh nên chọn những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để điều trị hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.

Xem thêm:

>>> Điều trị và chăm sóc bệnh nhân giãn phế quản

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Nội hô hấp

Theo Bệnh viện đa khoa Thu Cúc

- 28-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ung thư thanh quản không được biết đến trong cộng đồng như một số loại ung thư khác, nhưng nó không phải là một căn bệnh hiếm gặp.
  • 28-05-2018
    Thiếu glucose-6-phosphatase dehydrogenase (G6PD) là bệnh lý về men thường gặp nhất ở người. Với gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X, thiếu G6PD gây bệnh cho khoảng 400 triệu người trên thế giới. Bệnh rất đa dạng với hơn 300 biến thể đã được báo cáo.
  • 07-06-2018

    Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể

  • 28-05-2018
    Bệnh máu trắng là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000 người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng khi bệnh bạch cầu phát triển.
  • 29-10-2018

    Tham khảo danh sách các loại thuốc được chỉ định để điều trị bệnh COPD của Cục y tế dự phòng...

  • 28-05-2018
    Nữ giới ở độ tuổi hơn 60 dễ mắc bệnh, và tiên lượng không tốt, tỉ lệ sống 5 năm đạt 3%. So với ung thư phổi, ung thư dạ dày, thì tỉ lệ phát cúa bệnh ung thư túi mật có xu hướng tăng cao. Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có tiên lượng