Ung thư túi mật

Nữ giới ở độ tuổi hơn 60 dễ mắc bệnh, và tiên lượng không tốt, tỉ lệ sống 5 năm đạt 3%. So với ung thư phổi, ung thư dạ dày, thì tỉ lệ phát cúa bệnh ung thư túi mật có xu hướng tăng cao. Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có tiên lượng

Ung thư túi mật là gì?

Nữ giới ở độ tuổi hơn 60 dễ mắc bệnh, và tiên lượng không tốt, tỉ lệ sống 5 năm đạt 3%.
So với ung thư phổi, ung thư dạ dày, thì tỉ lệ phát cúa bệnh ung thư túi mật có xu hướng tăng cao.
Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có tiên lượng xấu. Ở Việt Nam trước đây, ung thư túi mật ít được đề cập đến do thiếu phương tiện phát hiện, chỉ có một số trường hợp phát hiện qua phẫu thuật đường mật tụy.
Hiện nay nhờ phương tiện siêu âm, chụp cắt lớp, chụp đường mật ngược và đặc biệt với sự phổ biến của phẫu thuật nội soi, ngày càng có nhiều báo cáo về ung thư mà trước đó hoàn toàn không có dấu hiệu nào nghi ngờ trước và trong khi mổ.
Đây là một loại ung thư hiếm gặp nhưng điều trị khó do ung thư lan rộng, nhanh, và thường di căn vào các cơ quan kế cận, nhất là vào gan làm cho việc cắt bỏ vô cùng khó khăn.

Triệu chứng, biểu hiện ung thư túi mật

Triệu chứng, biểu hiện ung thư túi mật

Biểu hiện của ung thư túi mật giai đoạn đầu.

Ung thư túi mật giai đoạn đầu không có những biểu hiện lâm sàng đặc trưng, hoặc chỉ có những biểu hiện của bệnh viêm túi mật mạn tính, chẩn đoán ung thư mật sớm tương đối khó, khi xuất hiện triệu chứng vàng da, đau kéo dài ở vùng bụng trên bên phải thì bệnh đã không còn ở giai đoạn sớm nữa.
Vì vậy, đối với bệnh nhân có hiện tượng đau hoặc khó chịu ở vùng gan mật, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi trên 50 đã từng bị sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật, nên đi khám định kỳ để được siêu âm kiểm tra, kịp thời phát hiện bệnh chính xác.

Triệu chứng của ung thư túi mật

  • Triệu chứng đường tiêu hóa: đại đa số bệnh nhân (90%) xuất hiện hiện tượng rối loạn tiêu hóa, sợ dầu mỡ, ợ hơi, dạ dày hẹp…, những điều này là do chức năng túi mật bị giảm sút, không thể tiêu hóa chất béo gây ra.
  • Đau vùng bụng trên bên phải: 80% số bệnh nhân trở lên bị đồng thời bệnh sỏi mật, vì vậy mà xuất hiện triệu chứng giống như sỏi mật hay viêm túi mật, chủ yếu là đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng trên bên phải, đôi khi kèm theo những cơn đau bột phát kéo dài lan đến vai phải.
  • Khối u vùng bụng trên bên phải: khoảng một nửa số bệnh nhân xuất hiện khối u vùng thượng vị phải, làm kích thước của túi mật tăng lên rõ rệt.
  • Vàng da, ngứa da: luôn luôn xuất hiện ở bệnh nhân giai đoạn cuối, do tổ chức ung thư xâm lấn đến ống mật hoặc di căn đến hạch bạch huyết, chèn ép lên ống mật, dẫn đến cản trở ống mật, gây ra hiện tượng ngứa và vàng da, dịch gan tiết vào đường ruột khó khăn, ngược lại chảy vào máu gây ra vàng da. Đa số hiện tượng vàng và ngứa da khó xử lý hết được, hơn nữa những hiện tượng này nặng hơn về ban đêm.
  • Sốt và giảm cân: có khoảng 25% số bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, chủ yếu do bị nhiễm trùng ống mật. Bệnh nhân giai đoạn cuối thường gầy đi nhanh, thậm chí thể chất suy mòn kiệt quệ.

Thể trạng của ung thư túi mật

  • Vàng da
    • Biểu hiện ở vàng niêm mạc, vàng da, bệnh vàng da tương đối nặng, chủ yếu do chèn ép gây tắc nghẽn, khi thấy triệu chứng vàng da thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
  • Khối u vùng thượng vị phải. Sờ thượng vị phải có thấy túi mật sưng to, trơn tru, khi không bám dính với các mô xung quanh có thể di chuyển tương đối rộng; khi có bám dính với các mô xung quanh có thể sờ một số khối u nhỏ, đôi lúc có thể sờ thấy màng bọc khối u làm tắc nghẽn tại tá tràng, gan sưng to…

Các yếu tố nguy cơ ung thư túi mật

Các yếu tố nguy cơ ung thư túi mật

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật, bao gồm:
  • Giới tính: Túi mật ung thư phổ biến ở phụ nữ hơn là ở nam giới.
  • Tuổi: Nguy cơ ung thư túi mật tăng theo độ tuổi.
  • Tiền sử sỏi mật: Ung thư túi mật thường gặp nhất ở những người đã có sỏi mật trước đó. Tuy nhiên, ung thư túi mật rất hiếm gặp ở những người này.
  • Các bệnh túi mật: Các bệnh túi mật khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật bao gồm sỏi túi mật, u nang và nhiễm trùng túi mật choledochal mãn tính.

Chẩn đoán bệnh ung thư túi mật

Chẩn đoán bệnh ung thư túi mật

Kiểm tra bổ trợ đối với ung thư túi mật

  • Siêu âm: siêu âm không gây tổn thương và có thể thực hiện nhiều lần, mức chẩn đoán chính xác đạt trên 90%, và là phương pháp kiểm tra đầu tiên của ung thư túi mật.
  • Chụp CT: Chụp CT chẩn đoán ung thư túi mật giai đoạn đầu không hiệu quả bằng siêu âm. Nhưng đối với những bệnh nhân qua siêu âm nghi ngờ cao mắc ung thư túi mật thì bắt buộc phải kiểm tra thêm bằng cách chụp CT. Nếu khối u xâm lấn đến gan hoặc những hạch bạch huyết tương ứng có thể thấy rõ trên hình ảnh CT.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI thông thường không phải là biện pháp được lựa chọn đầu tiên hay bắt buộc đối với kiểm tra ung thư túi mật, chỉ khi cần thiết xác định biến chứng của bệnh có xâm lấn đến gan hay khi bệnh nhân có hiện tượng tắc ống mật có thể xem xét đến chụp MRI. Tỷ lệ chuẩn xác của MRI cũng như CT, nhưng có ưu điểm là không bị tổn thương do tia xạ, có thể tiến hành kiểm tra nhiều lần.
  • PET/CT: là phương pháp kiểm tra độ chính xác tương đối, để loại trừ khả năng viêm túi mật cấp tính, phương pháp kiểm tra này giúp cho việc chẩn đoán chính xác sự xâm lấn của khối u túi mật, và cũng giúp cho việc xác định có di căn ra các bộ phận khác ngoài túi mật hay không.
  • Xét nghiệm: Khi bệnh túi mật xuất hiện biến chứng chuyển thành ung thư, thông thường chỉ số chỉ điểm khối u sẽ tăng cao. Xét nghiệm chỉ số chỉ điểm khối u trong máu có tăng cao hay không cũng giúp ích cho việc chẩn đoán được chính xác, nhưng những biến chứng bệnh ở giai đoạn sớm có thể sẽ không làm cho chỉ số đó tăng cao.

Chẩn đoán bệnh ung thư túi mật

*Giai đoạn đầu triệu chứng không đặc trưng, khiến cho việc chẩn đoán tương đối khó khăn. Đa số bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng giống như viêm túi mật mạn tính, sỏi mật. Triệu chứng thường thấy là đau vùng thượng vị phải, đau lan sang xương bả vai, kèm theo mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, chướng bụng, sốt, buồn nôn và vàng da, ...
Đối với bệnh nhân nữ trên 40 tuổi, có tiền sử mắc sỏi mật, viêm túi mật mạn tính, nếu xuất hiện các cơn đau bộc phát dữ dội sau chuyển thành đau âm ỉ vùng bụng trên bên phải kéo dài, hơn nữa mức độ đau tăng dần, sờ thấy khối u túi mật, da chuyển vàng, gầy đi rõ rệt… nên nghĩ tới bệnh ung thư túi mật.
* Giai đoạn cuối có thể xuất hiện các hiện tượng gan to, gan bị tổn thương, chướng bụng,…những hiện tượng này rất dễ nhầm với ung thư gan, ung thư tuyến tụy và ung thư ống mật.
  • Đa số các trường hợp có biểu hiện giảm cân, mệt mỏi và sớm suy nhược về thể chất.
  • Một số trường hợp có thể sờ thấy hạch do di căn ở vùng thượng đòn, ngoài ra còn xuất hiện khối u ở các vùng khác như vú.
  • Những trường hợp bệnh giai đoạn cuối, có thể do mạch bị chèn ép gây ra hiện tượng chảy máu đường ruột, chướng bụng, và suy kiệt chức năng gan.

Điều trị ung thư túi mật

Điều trị ung thư túi mật

Phẫu thuật ung thư túi mật

Ung thư túi mật giai đoạn đầu thường chọn phẫu thuật làm liệu pháp đầu tiên. Chỉ cần tình trạng thông thường của bệnh nhân cho phép, nên mau chóng tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật, và căn cứ vào kết quả bệnh lý để quyết định có phẫu thuật cắt bỏ triệt để hay không.
Thông thường, khi biến chứng có xâm lấn đến tầng cơ, nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ trên diện tích rộng, bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tổ chức bệnh ở gan gần túi mật và các tổ chức mềm của dây chằng tá tràng và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hạch dẫn đến vùng túi mật; khi nghi ngờ ống mật bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư có thể xem xét cắt bỏ đường dẫn mật ngoài gan.
Đối với điều trị ung thư túi mật giai đoạn cuối, cần căn cứ vào tình trạng cụ thể để phân tích chính xác. Thông thường, bệnh nhân có di căn hạch, tiến hành phẫu thuật đơn thuần thì tỷ lệ sống thêm không đáng kể.

Hóa trị đối với ung thư túi mật

Hiện nay, liệu pháp hóa trị đã được biết đến nhưng không phải là liệu pháp hiệu quả cao trong điều trị ung thư túi mật. Thuốc dùng trong điều trị ung thư đường tiêu hóa có thể lựa chọn làm liệu pháp tham khảo.
Thuốc tăng cường miễn dịch có thể là phương pháp bổ trợ quan trọng trong điều trị ung thư túi mật.

Xạ trị đối với ung thư túi mật

Xạ trị có thể khống chế sự phát triển nhanh chóng của các tế bào tái phát hoặc còn sót lại tại chỗ tổ chức ung thư, kéo dài tương đối thời gian sống thêm của bệnh nhân.

Điều trị gen đích đối với ung thư túi mật.

Điều trị gen đích nhằm vào vị trí có biến chứng của ung thư túi mật, sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp tương ứng, thuốc được dẫn vào cơ thể sẽ tiêu diệt có tính chọn lọc đối với các tế bào ung thư.

Điều trị Đông y đối với ung thư túi mật.

Nhằm vào cơ chế bệnh lý của ung thư túi mật, kết hợp với các loại thuốc kháng ung thư đặc biệt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu diệt tế bào ung thư. Đông y đồng thời đối với điều trị tại chỗ trước mắt, cần chú ý đến việc điều tiết cân bằng chức năng cơ thể.
Thông qua hình thức uống hoặc truyền vào động mạch để phục hồi sức khỏe, ích khí, dưỡng huyết, điều hòa dạ dày, khiến cho bệnh nhân vừa có thể nâng cao khả năng miễn dịch, vừa đề kháng được với các tế bào ung thư.

Phòng ngừa ung thư túi mật

Phòng ngừa ung thư túi mật

Ở Pháp, hàng năm có khoảng 1.500 - 2.000 trường hợp tử vong do loại ung thư này. Tần suất ung thư liên quan chặt chẽ với sỏi và viêm túi mật mạn, 75 - 90% trường hợp có liên quan đến sỏi mật, bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 65 tuổi, tỉ lệ nữ/nam là 4/1.
Tỉ lệ sỏi gây ung thư ở Mỹ là 0,2% và thời gian trung bình để sỏi gây ung thư là khoảng 13 năm. Loại sỏi có hình ảnh đá cẩm thạch có tỉ lệ ung thư hóa cao nhất. Hàng năm ở Mỹ có khoảng 6.500 trường hợp ung thư túi mật mới mắc.
Viêm túi mật mạn do thương hàn cũng làm gia tăng tần suất ung thư túi mật lên đến khoảng 167 lần; do đó cần điều trị kháng sinh tích cực hoặc cắt bỏ túi mật để dự phòng ung thư sau này.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân ung thư túi mật

Chế độ chăm sóc bệnh nhân ung thư túi mật

1. Những ngày sau khi mới phẫu thuật, cần cố gắng chọn các thực phẩm ít hàm lượng chất béo và cholesterol, ăn ít các thức ăn chiên xào, các bộ phận nội tạng động vật, nếu cần hương vị có thể thêm một chút dầu ôliu để nấu ăn. Cần phải tăng lượng thực phẩm chứa hàm lượng protein cao để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, như thịt nạc, hải sản, đậu nành; ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như trái cây, rau quả.
Cần phải thực hiện thói quen ăn uống theo chế độ quy định, giảm bớt lượng thức ăn và chia thành nhiều bữa, để thích ứng với sự thay đổi sinh lý khi cắt bỏ túi mật. Các triệu chứng khó tiêu sau khi phẫu thuật có thể kéo dài khoảng 6 tháng, ống dẫn mật dần dần sẽ mở rộng theo thời gian, một phần sẽ dần thay thế vai trò của túi mật và được nới lỏng.
Các triệu chứng khó tiêu sau khi phẫu thuật cũng có thể dần trở về trạng thái bình thường.
2. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên duy trì chế độ dinh dưỡng ít chất béo, ít cholesterol, kết cấu hàm lượng protein cao, không được ăn các bộ phận nội tạng như não, gan, thận, cá và thực phẩm chiên, càng không nên ăn các chất béo, tránh uống rượu, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chức năng gan hoặc gây nên sỏi mật ống dẫn.
3. Tham gia các hoạt động rèn luyện thể dục phù hợp và làm các việc nhẹ, không được nằm hoặc ngồi trong thời gian lâu, không có lợi cho sự phục hồi của chức năng cơ. Sau phẫu thuật trong vòng 2-3 tháng, sau khi ăn cơm có thể đi bộ (theo các hình thức đi bộ sau bữa ăn tối), nhằm thúc đẩy sự phục hồi cơ thể bệnh nhân ung thư túi mật sau phẫu thuật.
4. Sau khi phẫu thuật cần phải đến bệnh viện kiểm tra định kỳ và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ, nếu gặp những phản ứng bất thường cần phải được khám và chẩn đoán. Dưới sự hướng dẫn của bác sỹ, dùng thêm thuốc tiêu viêm, đồng thời căn cứ vào tình trạng khác nhau để bổ sung các loại vitamin B, C, K, có tác dụng quan trọng đối với bảo vệ chức năng gan và ngăn chặn chảy máu.
Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư túi mật sau phẫu thuật cần chú ý:
  • Ăn nhiều thức ăn có tác dụng chống nang mật, ống dẫn mật: lúa mạch.
  • Nên ăn nhiều thức ăn có tác dụng chống nhiễm trùng, chống ung thư hiệu quả: đậu xanh, diếp cá, mướp đắng, bách hợp, cá chép, tôm, sứa.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng nhuận tràng: quả sung, quả óc chó, hạt vừng...
  • Bệnh nhân ung thư túi mật tránh ăn quá nhiều, không ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá cứng không tốt cho tiêu hóa, thức ăn cay, thuốc lá và rượu là những thứ cấm kỵ.
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Giun chỉ là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun. Những con giun như sợi chỉ sống trong hệ bạch huyết của con người, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra nhiễm trùng.
  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi bông là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc, lâu dần dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay. Ở giai đoạn sớm của
  • 28-05-2018
    Đầy hơi, còn gọi là đầy bụng, là tình trạng khí tích tụ trong dạ dày và ruột, làm cho bạn cảm thấy đầy bụng và trong một số trường hợp bụng bạn có thể căng lên. Đầy hơi thường do nuốt không khí hoặc hơi đến từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình
  • 28-05-2018
    Bệnh gai đen là một tình trạng đặc trưng bởi da dày, sạm, mượt như nhung, có nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Thông thường, bệnh gai đen ảnh hưởng đến vùng nếp gấp nách, háng, cổ. Bệnh gai đen xuất hiện tự nhiên trên làn da. Không có điều trị cụ thể
  • 28-05-2018
    Tụt lợi (tụt nướu) không chỉ là vấn đề gây khó chịu cho nhiều người lớn tuổi mà còn làm đau đầu nhiều bạn trẻ ngày nay. Ðó là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng. Tụt lợi là dấu hiệu báo trước sự mất xi-măng chân răng,
  • 28-05-2018
    Bệnh khớp Charcot còn có tên khác là bệnh thần kinh – cơ. Đây là bệnh lý mãn tính chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở chi chịu lực như bàn chân và mắt cá chân. Người mắc bệnh khớp Charcot sẽ bị mất cảm giác hoặc khó có cảm giác ở các khớp.