Bệnh sởi có thể nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong cho trẻ nhỏ. Trong khi tỷ lệ tử vong đã giảm trên toàn thế giới do nhiều trẻ em được chủng ngừa sởi, bệnh vẫn giết chết vài trăm ngàn người mỗi năm, hầu hết ở độ tuổi dưới 5 tuổi.

Bệnh sởi là gì?

soi

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây, bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh đã được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
Bệnh sởi có thể nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong cho trẻ nhỏ. Trong khi tỷ lệ tử vong đã giảm trên toàn thế giới do nhiều trẻ em được chủng ngừa sởi, bệnh vẫn giết chết vài trăm ngàn người mỗi năm, hầu hết ở độ tuổi dưới 5 tuổi.

Các triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của bệnh sởi xuất hiện từ 7 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus sởi. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Chảy nước mũi
  • Đau họng
  • Mắt đỏ (viêm kết mạc)
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Những đốm trắng nhỏ với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng ở vùng niêm mạc má, được gọi là đốm Koplik (Koplik’s spots).
  • Phát ban da tạo thành những vệt lớn phẳng và thường hợp lưu với nhau.

Nhiễm trùng diễn tiến tuần tự theo các giai đoạn sau trong khoảng 2 đến 3 tuần:

  • Ủ bệnh: Kéo dài 7 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bạn nhiễm virus. Virus sởi tăng sinh nhưng bạn không có triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này.
  • Các triệu chứng không đặc hiệu: thường bắt đầu bằng sốt nhẹ đến sốt vừa, thường kèm theo ho dai dẳng, chảy nước mũi, mắt đỏ (viêm kết mạc) và đau họng. Bệnh tương đối nhẹ và có thể kéo dài hai hoặc ba ngày
  • Bệnh cấp tính và phát ban: Phát ban bao gồm các đốm nhỏ màu đỏ, một số có thể gờ nhẹ. Các đốm nhỏ có thể tập hợp lại thành những mảng lớn màu đỏ. Đầu tiên ban xuất hiện ở mặt, đặc biệt là sau tai và dọc theo đường chân tóc. Vài ngày sau, ban lan xuống cánh tay và thân mình, sau đó đến đùi, cẳng chân và bàn chân. Đồng thời, sốt cao đột ngột, thường là 40-40.5 độ C). Ban sởi lặn và mờ dần cũng theo thứ tự từ mặt xuống chân.

Thời gian lây bệnh . Một người bệnh sởi có thể lây lan virus cho người khác trong khoảng 8 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi phát ban và tiếp tục 4 ngày kể từ khi ban xuất hiện.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc con của bạn có thể đã tiếp xúc với bệnh sởi, hoặc nếu bạn hoặc con bạn bị phát ban giống sởi. Cho bác sĩ xem hồ sơ chủng ngừa của gia đình bạn, đặc biệt là ở thời điểm trước khi bắt đầu học tiểu học, trước khi học đại học và trước khi đi nước ngoài.

Nguyên nhân

Virus gây bệnh sởi rất dễ lây lan. Chúng sống trong chất nhầy mũi và cổ họng của người bị nhiễm. Do đó người bị nhiễm virus có thể lây bệnh từ khi chưa có triệu chứng sởi.
Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, các giọt chất tiết bắn vào không khí và người khác có thể hít phải chúng. Khi các giọt chất tiết này rơi trên bề mặt, virus vẫn hoạt động và lây nhiễm trong nhiều giờ. Bạn có thể bị nhiễm virus khi chạm tay lên bề mặt bị nhiễm rồi cho tay vào miệng hoặc mũi hoặc dụi mắt.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi

  • Không tiêm chủng: Những người chưa được tiêm ngừa bệnh sởi rất dễ mắc bệnh.
  • Du lịch nước ngoài: Người chưa được chủng ngừa đi du lịch đến các nước đang phát triển (nơi bệnh sởi phổ biến hơn) có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
  • Thiếu vitamin A: Những người có chế độ ăn thiếu vitamin A dễ bị bệnh sởi và khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng nặng nề hơn .

Các biến chứng của bệnh sởi

  • Nhiễm trùng tai do vi khuẩn (viêm tai giữa): là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh sởi.
  • Viêm phế quản, viêm thanh quản .
  • Viêm phổi: Viêm phổi là một biến chứng thường gặp của bệnh sởi. Những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị viêm phổi nặng và có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm não: Khoảng 1.000 người mắc bệnh sởi thì có 1 người có biến chứng viêm não. Viêm não có thể gây ói mửa, co giật, và có thể hôn mê hoặc tử vong. Viêm não có thể xảy ra sớm ngay sau bệnh sởi, hoặc có thể xảy ra vài tháng sau đó.
  • Ảnh hưởng thai nhi: Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc đặc biệt để tránh bệnh sởi, vì bệnh có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
  • Số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu): Bệnh sởi có thể dẫn đến giảm tiểu cầu, một loại tế bào máu rất cần thiết cho quá trình đông máu.

Chuẩn bị gì trước khi gọi hoặc khám bác sĩ?

Image result for bệnh sởi

Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị bệnh sởi, hãy gọi trước cho bác sĩ hoặc đến phòng khám. Bác sĩ có thể hẹn khám vào 1 giờ nhất định nào đó sao cho giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Những gì bạn có thể làm:

  • Viết ra các triệu chứng của bạn hoặc con bạn, bao cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan đến bệnh này.
  • Ghi lại thông tin cá nhân chính, bao gồm cả quá trình du lịch gần đây.
  • Liệt kê các loại thuốc, vitamin bổ sung mà bạn hoặc con bạn sử dụng.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ.
  • Một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ
  • Nguyên nhân của các triệu chứng này là gì?
  • Có nguyên nhân nào khác có thể?
  • Những phương pháp điều trị hiện có và phương pháp bác sĩ đề nghị là gì?
  • Tôi có thể làm để con tôi thoải mái hơn?
  • Có tài liệu gì mà tôi có thể mang về nhà không? Bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi 1 số trang web liên quan không?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như:

  • Bạn hoặc con bạn đã chủng ngừa bệnh sởi chưa? Khi nào?
  • Gần đây bạn có đi du lịch ra nước ngoài?
  • Gia đình của bạn còn có ai khác không? Nếu có, họ đã được chủng ngừa bệnh sởi chưa?
  • Những điều bạn có thể làm trong khi chờ đợi
  • Uống nhiều nước, nhất là những nước có nhiều chất điện giải như dung dịch bù nước đường uống (ORS, Hydrite), nước trái cây…
  • Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt nếu sốt làm cho bạn hoặc con bạn không thoải mái. Không dùng aspirin cho trẻ em do nguy cơ bị hội chứng Reye, bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 05-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-02-2019

    Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (thế giới: 60-70%; Việt Nam 90-93%). Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi

  • 28-05-2018
    Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể hiện diện ngay từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, hoặc chức năng của cơ thể, hoặc cả hai. Đa phần dị tật bẩm sinh chỉ ở mức độ nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể nghiêm
  • 04-07-2018

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.

  • 28-05-2018
    Nếu bệnh nhân thừa hưởng lỗi di truyền liên quan đến gen bệnh trong bệnh Wilson, cơ thể sẽ không thải đồng ra được. Đồng là một nhân tố vi lượng, có trong nhiều loại thực phẩm. Cơ thể con người chỉ cần một lượng đồng rất nhỏ để duy trì sức khỏe. Bình
  • 28-05-2018
    Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay bệnh lý viêm túi mật vẫn chưa được cộng đồng chú ý đúng mức. Hầu hết bệnh nhân bị viêm túi mật cấp, triệu chứng thuyên giảm sau 1 - 4 ngày. Tuy nhiên, khoảng 25 - 30% bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc xuất hiện
  • 28-05-2018
    Động kinh cục bộ xuất hiện do các tín hiệu điện bất thường tại một vị trí trong não. Loại động kinh này thường xuất hiện ở tay hoặc chân và sau đến di chuyển lên các vùng khác trên cùng một bên cơ thể. Những cơn động kinh này thường không kéo dài.