Ho gà

Ho gà là một trong các bệnh rất hay lây, làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 - 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300.000 ca tử vong (theo thống kê của WHO). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi.

Ho gà là gì?

Ho gà là một trong các bệnh rất hay lây, làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 - 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300.000 ca tử vong (theo thống kê của WHO). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Hơn 90% căn bệnh xảy ra tại các nước chậm tiến. Bệnh do vi trùng Bordetella pertussis gây ra.

Triệu chứng, biểu hiện ho gà
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh ho gà

Thể thông thường điển hình

Thời kỳ nung bệnh: 2 - 30 ngày (trung bình 5 - 12 ngày).

Thời kỳ khởi phát (hay còn gọi giai đoạn xuất tiết, giai đoạn viêm long): Thường từ 3 - 14 ngày với các biểu hiện:

  • Sốt nhẹ, từ từ tăng dần.
  • Các triệu chứng viêm long đường hô hấp: ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng, dần dần chuyển thành ho cơn.

Thời kỳ toàn phát (hay giai đoạn co thắt, giai đoạn ho cơn): Kéo dài 1 - 2 tuần. Xuất hiện những cơn ho gà điển hình, xảy ra bất chợt, vô cớ cả ngày và đêm, ho nhiều về đêm, ho cả khi trẻ đang chơi, đang ăn hoặc khi quấy khóc. Cơn ho diễn biến qua 3 giai đoạn: ho, thở rít vào và khạc đờm:

  • Ho: ho rũ rượi, thành cơn, mỗi cơn từ 15 - 20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ho nhiều làm trẻ thở yếu dần có lúc như ngừng thở, mặt tím tái, mắt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi. 
  • Thở rít vào: Xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít.
  • Khạc đờm: Khi trẻ khạc đờm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho. Trong đờm có trực khuẩn ho gà. Sau mỗi cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, có thể nôn, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh. Kèm theo có thể thấy một số triệu chứng sau: Sốt nhẹ hoặc không sốt, mặt và mi mắt nặng, loét hãm lưỡi, nghe phổi trong cơn ho có thể thấy một số ran phế quản.

Thời kỳ lui bệnh và hồi phục: Kéo dài khoảng 2 - 4 tuần. Số cơn ho giảm dần, thời gian mỗi cơn ngắn lại, cường độ ho giảm, khạc đờm ít, sau đó hết hẳn. Tình trạng toàn thân tốt dần lên, trẻ ăn được và vui chơi bình thường. Ở một số trẻ xuất hiện những cơn ho phản xạ kéo dài, thậm chí tới 1 - 2 tháng.

Một số thể lâm sàng khác

Theo lứa tuổi: 

  • Ho gà ở trẻ sơ sinh: thường diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao.
  • Ho gà ở người lớn: ít gặp. Biểu hiện lâm sàng thường nhẹ, ho dai dẳng nhưng thở vào không rít lắm, ít nôn.

Theo mức độ: 

  • Thể thô sơ: không ho, chỉ hắt hơi nhiều.
  • Thể nhẹ: cơn ho nhẹ, ngắn và không điển hình, không khạc đờm nhiều. Thường gặp ở trẻ em đã tiêm vắc-xin phòng ho gà nhưng kháng thể thấp và tồn lưu ngắn. Thể này thường khó chẩn đoán.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nhiễm và Nội hô hấp trên hệ thống khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng trên. 

Trường hợp cần nhập viện ngay:

  • Tím tái sau cơn ho.
  • Co giật.
  • Thể trạng suy sụp, rất yếu ớt.
  • Ho nhiều và kéo dài không thuyên giảm sau 6 tuần.

Điều trị bệnh ho gà

Nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị bệnh ho gà ngay trong 7 ngày đầu sẽ giảm tần số cơn ho và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Điều trị ho gà bằng thuốc

  • Hiện nay việc điều trị bệnh ho gà vẫn chưa có thuốc đặc trị. Kháng sinh không có tác dụng mấy trong giai đoạn ho nhiều. Điều trị bệnh ho gà chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.
  • Nếu ho gà được chẩn đoán trong 3 tuần đầu tiên (21 ngày), bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Dùng thuốc erythromycin liên tục trong 10 ngày có thể giúp hạn chế khả năng lây bệnh, đồng thời rút ngắn được thời gian bệnh.
  • Thuốc kháng sinh sẽ ngăn chặn vi-rút gây bệnh trong thời gian đầu, tuy nhiên nếu bạn phát hiện ho gà muộn ở giai đoạn sau thì việc sử dụng kháng sinh cũng trở nên khó khăn vì khi đó vi khuẩn gây bệnh đã đi sâu trong cơ thể. Thuốc kháng sinh sẽ không cải thiện triệu chứng ở giai đoạn này.

Xử trí khi trẻ bị ho gà

Với trẻ nhỏ bị ho gà, cha mẹ cần:

  • Bảo vệ đường hô hấp cho trẻ bằng cách luôn giữ ấm.
  • Tránh những tác nhân có thể kích thích cơn ho (như khói thuốc lá, bụi, khói, phấn hoa...).
  • Khi trẻ ho nhiều, dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng có thể tạo cảm giác dễ chịu hơn cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không cho ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Cho trẻ uống thật nhiều nước.

Ho gà có thể kéo dài nhiều tháng, và có nguy cơ tái phát rất cao trong những năm sau đó. Vì thế, việc chăm sóc, theo dõi bệnh cần được chú ý đúng mức.

Lưu ý khi điều trị bệnh ho gà cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề nhất của bệnh ho gà, và có nhiều nguy cơ biến chứng phát triển. Vì lý do này, trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị ho gà sẽ cần phải điều trị trong bệnh viện. Trẻ sẽ được cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh. Con của bạn có thể cần được dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
  • Nếu con bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trẻ cũng có thể cần thuốc corticosteroid cũng như thuốc kháng sinh. Thuốc corticosteroid có chứa steroid. Đây là những kích thích tố mạnh sẽ làm giảm viêm (sưng) trong đường hô hấp của trẻ, làm cho trẻ dễ thở hơn. Như thuốc kháng sinh, corticoid có thể được tiêm tĩnh mạch.
  • Cuối cùng, nếu trẻ cần trợ giúp thở, trẻ có thể được thở oxy.

Phòng chống dịch ho gà hiệu quả

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, hay xảy ra nhất trong mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. 

Phòng chống dịch ho gà cho trẻ

  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
  • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ.
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà, trẻ phải nghỉ học, cách ly ít nhất 4 tuần và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.

Tiêm vắc-xin để phòng ngừa ho gà cho trẻ

Để phòng dịch ho gà đặc hiệu cần: đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch. Các loại vắc-xin có thể phòng được ho gà hiện nay trong chương trình mở rộng như: DPT (vắc-xin 3 trong 1) và Quinvaxem (vắc-xin 5 trong 1).

Ngoài ra các vắc-xin dịch vụ đang đươc sử dụng như: Tetraxim (vắc-xin 4 trong 1), Pentaxim (vắc-xin dịch vụ 5 trong 1), Infanrix hexa (vắc-xin dịch vụ 6 trong 1).

Mốc tiêm phòng cho trẻ:

  • Trẻ sơ sinh: Tiêm vắc-xin viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh. Tiêm vắc-xin BCG phòng bệnh lao.
  • Trẻ 2 tháng: Tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1. Uống vắc-xin bại liệt lần 1 (OPV1).
  • Trẻ 3 tháng: Tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 2. Uống vắc-xin bại liệt lần 2 (OPV2).
  • Trẻ 4 tháng: Tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3. Uống vắc-xin bại liệt lần 3 (OPV3).

Hiệu quả bảo vệ cho lần tiêm phòng ho gà sau cùng có thể đạt đến 12 năm và giảm theo thời gian nên tiêm vắc-xin ngừa ho gà (Adacel) dành cho người lớn có nguy cơ cao.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Nhóm cơ cổ trẻ còn rất yếu và không đủ sức nâng đỡ đầu vốn có kích thước tương đối lớn hơn. Rung lắc mạnh làm đầu trẻ di chuyển thô bạo từ trước ra sau, gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Lực này sẽ tăng lên nếu sự rung lắc bị gián
  • 28-05-2018
    Hãy nghĩ về thận của bạn như một bộ phận lọc của cơ thể, một hệ thống đào thải tinh vi gồm 2 cơ quan hình hạt đậu. Mỗi ngày, công việc nặng nhọc của nó là lọc 200 lít máu và đào thải ra khoảng 2 lít nước tiểu. Nếu thận của bạn đột ngột bị viêm, bạn sẽ
  • 17-10-2018

    Thần kinh quay ở tay điều khiển các cơ ở cánh tay, cẳng tay, cổ tay và ngón tay làm động tác gấp duỗi cánh tay và duỗi ngón tay. Nó còn chi phối cảm giác ở bàn tay và một số ngón. Bệnh thần kinh quay là tình trạng viêm (sưng) của dây thần kinh do bị

  • 28-05-2018
    Bệnh van động mạch chủ bao gồm bệnh hẹp van động mạch chủ và bệnh hở van động mạch chủ:nỞ bệnh hẹp van động mạch chủ: van tim trở nên dày và hẹp hơn nên tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua van, vì vậy lượng máu dẫn lưu khắp cơ thể bị ít đi. Bác
  • 18-09-2018

    Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này. Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ, và thêm các triệu chứng khác nữa. Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình

  • 17-10-2018

    Giới thiệu chung Bệnh u răng thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Nguyên nhân chính là do chúng ta không chú ý tới việc chăm sóc răng miệng đúng. - U nang chân răng: Do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Dấu hiệu