Tê liệt tay

Tê liệt tay là tình trạng mất cảm giác ở tay hoặc ngón tay. Thông thường, tê tay có thể đi kèm với cảm giác châm chích hoặc ngứa ran. Đồng thời khi bị tê, bàn tay hoặc ngón tay có thể trở nên vụng về hoặc yếu. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh
Tê liệt tay
Tê liệt tay. (Ảnh: Ezy health)

Định nghĩa

Tê liệt tay là tình trạng mất cảm giác ở tay hoặc ngón tay. Thông thường, tê tay có thể đi kèm với cảm giác châm chích hoặc ngứa ran. Đồng thời khi bị tê, bàn tay hoặc ngón tay có thể trở nên vụng về hoặc yếu.
Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh của một bên cánh tay, hoặc cũng có thể xảy ra đối xứng ở cả hai tay.

Nguyên nhân gây tê liệt tay

Nguyên nhân gây tê liệt tay thường là do tổn thương, kích thích hoặc chèn ép nhiều dây thần kinh hay một dây thần kinh đơn lẻ bên trong bàn tay hoặc cổ tay. Một số bệnh làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên như tiểu đường cũng có thể là một nguyên nhân gây tê liệt tay.
Trong trường hợp rất hiếm gặp, tê tay có thể liên quan đến các vấn đề bên trong não hoặc tủy sống, lúc này, tay sẽ yếu đi, hoặc mất hoàn toàn chức năng. Bản thân chứng tê liệt nếu không đi kèm những triệu chứng khác, thì cũng rất ít khi liên quan đến bệnh hoặc những vấn đề đe dọa đến mạng sống như đột quỵ hoặc khối u.
Nguyên nhân có thể gây tê ở một hoặc cả hai bàn tay bao gồm:

  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Bệnh thoái hóa tinh bột
  • Tổn thương tùng thần kinh cánh tay
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Gai đốt sống cổ
  • Nang hạch
  • Hội chứng Guillain Barre (là một chứng rối loạn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên)
  • HIV/AIDS
  • Bệnh Lyme ( bệnh lây truyền từ động vật sang người (do bọ ve đốt), và tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b))
  • Đa xơ cứng
  • Hội chứng cận ung thư
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Bệnh Raynaud (là tình trạng bệnh lý do rối loạn vận mạch, co thắt các mạch máu làm giảm lượng máu tới mô gây thiếu máu cục bộ)
  • Tác dụng phụ của thuốc hóa trị liệu
  • Hội chứng Sjogren (bệnh gây ra do viêm các tuyến tiết nước mắt (tuyến lệ), nước bọt và các chất khác)
  • Chấn thương tủy sống
  • Chấn thương
  • Bệnh giang mai
  • Tiểu đường loại 2
  • Chèn ép dây thần kinh trụ
  • Viêm vú
  • Thiếu vitamin B-12.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Xác định rõ ràng nguyên nhân gây tê tay là điều rất quan trọng. Nếu tay bạn bị tê cứng hoặc lan ra các bộ phận khác của cơ thể, hãy gọi bác sĩ ngay!

Đến bệnh viện ngay nếu tay bị tê liệt đột ngột và có kèm theo:

  • Cơ thể yếu đi
  • Đầu óc không còn minh mẫn
  • Trở ngại trong việc nói
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu nặng và đột ngột

Tư vấn với bác sĩ giỏi trên kênh khám từ xa Wellcare nếu chứng tê liệt:

  • Ngày càng trở nên tồi tệ
  • Lan đến các phần khác của cơ thể
  • Bị và hết liên tục
  • Liên quan đến những hoạt động nhất định, đặt biệt là những hoạt động được lặp đi lặp lại
  • Chỉ ảnh hưởng đến một phần của bàn tay, chẳng hạn ngón tay.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp, Nội tổng quát

Hướng dẫn gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; làm việc tại BV Nhân dân 115.

mai-duy-linh

ThS. BS Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Chảy máu âm đạo bất thường là loại chảy máu trong âm đạo không liên quan đến kinh nguyệt. Đây là loại xuất huyết có dạng đốm máu nhỏ xuất hiện giữa chu kì kinh nguyệt, thường được phát hiện thông qua vết máu dính vào giấy vệ sinh sau khi lau. 
  • 20-08-2018
    Protein trong máu cao (hyperproteinemia) là sự gia tăng nồng độ protein trong máu. Protein trong máu cao không phải là bệnh, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Protein trong máu tăng cao có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
  • 20-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là quá trình âm đạo thải ra đồng thời dịch nhờn và các tế bào. Dịch âm đạo bình thường có nhiệm vụ giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ dính của
  • 21-08-2018
    Đau vùng chậu là những cơn đau ở phần dưới bụng và xương chậu. Ở phụ nữ, đau vùng xương chậu có thể là triệu chứng liên quan đến cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hoá, hoặc từ các cơ xương. Tùy thuộc vào nguồn gốc, đau vùng chậu có thể là
  • 20-08-2018
    Sổ mũi là quá trình mũi thải các chất dịch hay còn gọi là nước mũi. Nước mũi được tạo ra từ mũi, các mô lận cận và các mạch máu bên trong mũi. Nước mũi thường có hai dạng: một là dạng dịch lỏng, trong như nước; hai là dạng dịch nhầy, dày và hơi đặc.
  • 21-08-2018
    Đau háng là những cơn đau ở bên trong khu vực tiếp giáp giữa phần đùi trên và bụng dưới