Đau vùng xương chậu

Đau vùng chậu là những cơn đau ở phần dưới bụng và xương chậu. Ở phụ nữ, đau vùng xương chậu có thể là triệu chứng liên quan đến cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hoá, hoặc từ các cơ xương. Tùy thuộc vào nguồn gốc, đau vùng chậu có thể là
Đau vùng xương chậu
Đau vùng xương chậu. (Ảnh: Endometriosis & Pelvic pain center)

Định nghĩa

Đau vùng chậu là những cơn đau ở phần dưới bụng và xương chậu. Ở phụ nữ, đau vùng xương chậu có thể là triệu chứng liên quan đến cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hoá, hoặc từ các cơ xương.
Tùy thuộc vào nguồn gốc, đau vùng chậu có thể là những cơn đau rõ ràng hoặc không; đau nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng; đau kéo dài liên tục hoặc đau theo từng hồi. Đau vùng xương chậu có thể lan xuống vùng dưới lưng, mông hoặc đùi. Cơn đau vùng xương chậu thường xuất hiện ở những thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi đi tiểu hoặc trong lúc quan hệ tình dục.
Cơn đau vùng chậu có thể xảy đến đột ngột, nhanh và ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính). Đau vùng chậu mãn tính là những cơn đau liên tục hoặc không liên tục kéo dài 6 tháng trở lên.

Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu

Một số vấn đề sức khỏe và bệnh lý có thể là nguyên nhân gây đau vùng xương chậu. Đau vùng xương chậu mãn tính thường gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Nguyên nhân gây đau vùng xương chậu ở phụ nữ (liên quan đến cơ quan sinh dục nữ):

  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung
  • Đau bụng hành kinh(rối loạn kinh nguyệt)
  • Thai ngoài tử cung
  • Hư thai (trước tuần thứ 20) hoặc thai chết trong tử cung
  • Hội chứng Mittelschmerz (đau giữa kì kinh)
  • Bệnh ung thư buồng trứng
  • U nang buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • U xơ tử cung
  • Hội chứng Vulvodynia (đau âm hộ mãn tính).

Các nguyên nhân gây đau vùng xương chậu ở cả nam và nữ:

  • Viêm ruột thừa
  • Ung thư ruột kết
  • Táo bón mãn tính
  • Viêm túi mật
  • Bệnh túi thừa đại tràng
  • Bệnh đau nhức toàn thân
  • Thoát vị bẹn
  • Viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quàng)
  • Chứng lách to (phì đại lách)
  • Viêm tá tràng (viêm phần ban đầu của ruột non)
  • Sỏi thận
  • Vận động hoặc quan hệ tình dục quá nhiều
  • Co thắt cơ vùng sàn chậu
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Viêm loét đại tràng
  • Viêm vùng chậu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu cơn đau vùng xương chậu đột ngột trở nên nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Trong bất kì trường hợp nào, kể cả khi bạn mới bắt đầu bị đau, hay nếu cơn đau gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn, hoặc nó có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, bạn đều nên đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát hoặc Nội cơ xương khớp trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Thiếu oxy máu là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Thiếu oxy là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hô hấp, lưu thông, và có thể dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn
  • 12-06-2018
    Protein trong nước tiểu hay còn gọi là protein niệu là lượng protein dư thừa được tìm thấy trong mẫu nước tiểu. Lượng protein trong nước tiểu thấp là điều rất bình thường. Lượng protein tăng cao tạm thời trong nước tiểu cũng không phải là dấu hiệu bất
  • 20-08-2018
    Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày bao gồm: Cảm giác đau và bỏng rát vùng bụng trên; cơn đau tăng lên khi đói bụng; buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng khi thức dậy; chán ăn; có dấu hiệu ợ nhiều; đầy bụng, khó tiêu và khó chịu; cân nặng giảm không rõ nguyên nhân; thiếu máu và thiếu sắt bất thường...
  • 20-08-2018
    Triệu chứng bàn tay lạnh thường khá phổ biến ngay cả khi bạn không ở thời tiết lạnh. Thông thường, bàn tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiệt độ và không có gì đáng phải lo ngại. Nhưng nếu bàn tay bị lạnh liên tục, đặc biệt kèm theo...
  • 21-08-2018
    Đa số mọi người đều nghĩ đi ngoài vài lần một ngày là dấu hiệu bất thường, đặc biệt là khi trước đây chưa hề xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, nếu đi ngoài thường xuyên mà không kèm theo những triệu chứng khác như đi phân lỏng, phân nước, đau bụng hoặc
  • 11-06-2018
    Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng số lượng tế bào bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng phổ biến của tế bào máu trắng để chống lại nhiễm trùng - đặc biệt ở những bệnh do vi khuẩn gây ra. Đối với người trưởng thành,