Đau háng ở nam giới

Đau háng là những cơn đau ở bên trong khu vực tiếp giáp giữa phần đùi trên và bụng dưới
Đau háng ở nam giới
Đau háng ở nam giới. (Ảnh: ePainAssist)

Định nghĩa

Đau háng là những cơn đau ở bên trong khu vực tiếp giáp giữa phần đùi trên và bụng dưới

Nguyên nhân gây đau háng ở nam giới

Nguyên nhân phổ biến gây đau háng ở nam giới là do căng trật cơ bắp, gân hoặc dây chằng, đặc biệt là đối với những người hay chơi những môn thể thao như đá bóng... Cơn đau ở háng có thể xảy ra ngay sau khi bị chấn thương, hoặc những cơn đau sẽ đến từ từ qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Đau háng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp tục sử dụng vùng bị thương.
Những nguyên nhân ít gặp như gãy xương, chấn thương xương, đĩa đệm, hoặc thậm chí là sỏi thận cũng có thể gây đau háng. Mặc dù đau tinh hoàn và đau háng là hai cơn đau riêng biệt, nhưng đôi khi những vấn đề ở tinh hoàn cũng gây ra những cơn đau lan đến vùng háng.
Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến đau háng bao gồm:

  • Hoại tử vô mạch (Các mô xương chết do lượng máu bị hạn chế)
  • Gãy bong xương
  • Viêm bao hoạt dịch (viêm khớp)
  • Viêm mào tinh hoàn (viêm tinh hoàn)
  • Tràn màng dịch tinh hoàn (sưng bìu)
  • Thoát vị bẹn
  • Sỏi thận
  • Quai bị
  • Căng cơ
  • Viêm phổi
  • Viêm xương khớp
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Hội chứng cơ hình lê
  • Tinh hoàn di chuyển lên xuống(di chuyển giữa bìu và ổ bụng)
  • Đau thần kinh toạ
  • U bìu
  • Phình nang (tích tụ dịch trong tinh hoàn)
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Viêm gân
  • Ung thư tinh hoàn
  • Tinh hoàn xoắn
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (tĩnh mạch mở rộng trong bìu).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bác sĩ hoặc bệnh viện nếu:

  • Đau háng có liên quan đến cơn đau ở lưng, bụng hoặc đau ngực.
  • Đau tinh hoàn dữ dội và đột ngột
  • Đau tinh hoàn kèm theo triệu chứng buồn nôn, sốt, ớn lạnh hoặc có máu trong nước tiểu.

Khám từ xa với bác sĩ Nam khoa hoặc Nội cơ xương khớp nếu:

  • Đau háng nghiêm trọng
  • Cơn đau không giảm bớt khi điều trị tại nhà trong một vài ngày
  • Tinh hoàn đau nhẹ kéo dài nhiều ngày
  • Có một cục u hoặc sưng bên trong hoặc xung quanh tinh hoàn
  • Đau căng thẳng liên tục dọc theo phần dưới bụng (sườn) có thể chảy dọc theo háng và vào tinh hoàn
  • Có máu trong nước tiểu.

Tự chăm sóc

Nếu nguyên nhân gây đau háng là do căng cơ và bong gân thì bạn có thể dùng những cách dưới đây để làm giảm cơn đau:

  • Dùng thuốc giảm đau không cần kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin IB, ...) hoặc acetaminophen (Tylenol).
  • Chườm túi nước đá lên khu vực bị đau trong  20 đến 30 phút, hai đến bốn lần một ngày.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nam khoa, Nội cơ xương khớp

Hướng dẫn khám từ xa

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

ThS. BS. Lê Anh Tuấn

Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh Tiết niệu – Nam khoa. Thành viên của các tổ chức chuyên môn uy tín tại Việt Nam và thế giới.

Chuyên khám và điều trị: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược; thân dương vật mọc mụn, có u nhú màu hồng, có vết loét; viêm bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, đau nhức bìu...
le-anh-tuan

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa tại BV Nhân dân 115 TP.HCM; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

mai-duy-linh

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Đau gót chân thường ảnh hưởng đến mặt dưới hoặc sau của gót chân. Mặc dù đau gót chân hiếm khi là triệu chứng của các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nó có thể cản trở hoạt động sinh hoạt bình thường, đặc biệt là tập thể dục.
  • 20-08-2018
    Hạ kali máu là tình trạng mức kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất hóa học (điện phân) rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ, đặc biệt là các tế bào cơ tim. Nồng độ kali trong máu
  • 21-08-2018
    Hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp. Bạn có thể bị đau cơ bắp ở một phạm vi nhỏ, cũng có thể đau ở toàn bộ cơ thể, đau từ nhẹ đến dữ dội. Mặc dù phần lớn các cơn đau cơ sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, nhưng đôi
  • 16-08-2018
    ​80% phụ nữ khi sắp đến ngày “đèn đỏ” đều trải qua các dấu hiệu cảnh báo sắp có kinh nguyệt, những dấu hiệu này thường xảy ra trước khi có kinh khoảng 1 tuần. ​Nếu tinh ý, người phụ nữ hoàn toàn có thể nhận biết những dấu hiệu sắp có kinh như căng tức, đau ngực, đau vùng bụng dưới, mệt mỏi, mất ngủ, đau mỏi lưng, vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón...
  • 18-06-2018
    Đau đầu là thuật ngữ chung dành cho các cơn đau quanh khu vực đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên đầu hoặc ở cả hai bên, có thể đau ở một vị trí nhất định, đau xuất phát từ một điểm nằm trong đầu, đau như kiểu đầu đang bị bóp lại, kẹp lại (viselike)
  • 09-01-2019

    Giai đoạn đầu nhiễm sán chó rất khó phát hiện, chỉ khi có các biến chứng, tổn thương, viêm nhiễm một cơ quan nào đó trên cơ thể và xét nghiệm máu mới phát hiện được.