Chảy máu âm đạo (Xuất huyết âm đạo)

Chảy máu âm đạo bất thường là loại chảy máu trong âm đạo không liên quan đến kinh nguyệt. Đây là loại xuất huyết có dạng đốm máu nhỏ xuất hiện giữa chu kì kinh nguyệt, thường được phát hiện thông qua vết máu dính vào giấy vệ sinh sau khi lau. 
Chảy máu âm đạo (Xuất huyết âm đạo)
Chảy máu âm đạo. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Chảy máu âm đạo bất thường là loại chảy máu trong âm đạo không liên quan đến kinh nguyệt. Đây là loại xuất huyết có dạng đốm máu nhỏ xuất hiện giữa chu kì kinh nguyệt, thường được phát hiện thông qua vết máu dính vào giấy vệ sinh sau khi lau. Đôi khi, chảy máu âm đạo bất thường cũng xảy ra cùng lúc với chu kì hành kinh, bạn có thể nhận ra khi thấy lượng máu trong băng vệ sinh nhiều hơn bình thường, bị thấm ướt chỉ sau 1 - 2 giờ.
Chảy máu âm đạo bình thường, hay kinh nguyệt, xảy ra vào mỗi 21 - 35 ngày sau khi tử cung rụng hết trứng và đánh dấu sự bắt đầu của một chu kì mới. Chu kì hành kinh thường kéo dài trong một vài ngày hoặc lên đến 1 tuần. Lượng máu kinh có thể có nhiều, ít hoặc bình thường. Chu kì kinh nguyệt có xu hướng dài hơn đối với con gái tuổi mới lớn và phụ nữ gần mãn kinh, đồng thời lượng máu ở hai độ tuổi này cũng sẽ nhiều hơn.

Nguyên nhân gây chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo bất thường thường liên quan đến các bệnh về cơ quan sinh dục,c ác vấn đề y tế khác hoặc một số loại thuốc. Nếu bạn đã mãn kinh (ít nhất đã 12 tháng không có kinh nguyệt) thì chảy máu âm đạo có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại và cần được kiểm tra đánh giá nguyên nhân rõ ràng.

Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo bất thường bao gồm:

Ung thư và điều kiện tiền ung thư

  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Tăng sản nội mạc tử cung
  • Ung thư buồng trứng
  • Sarcoma tử cung
  • Ung thư âm đạo.

Các yếu tố trong hệ thống nội tiết

  • Suy giáp
  • Cường giáp trạng (Hypothyroidism)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Ngừng hoặc thay đổi thuốc ngừa thai hoặc liệu pháp hoóc-môn mãn kinh (rút máu).

Sinh sản và các yếu tố liên quan sinh sản

  • Có thai ngoài tử cung
  • Mức dao động của hoóc-môn (Trước tuần thứ 20 của thai kỳ)
  • Mang thai
  • Chu kỳ rụng trứng ngẫu nhiên
  • Quan hệ tình dục
  • Thời kỳ mãn kinh
  • Teo âm đạo.

Nhiễm trùng

  • Viêm cổ tử cung
  • Bệnh Chlamydia
  • Viêm nội mạc tử cung
  • Bệnh lậu
  • Viêm vùng chậu (PID)
  • Viêm âm đạo Ureaplasma
  • Viêm âm đạo.

Các loại bệnh và rối loạn

  • Bệnh celiac
  • Bệnh hệ thống nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh thận hoặc gan
  • Giảm tiểu cầu
  • Bệnh Von Willebrand (bệnh ưa chảy máu di truyền)
  • Các loại rối loạn đông máu.

Thuốc và những yếu tố khác

  • Vòng tránh thai hoặc các dụng cụ khác đặt trong tử cung
  • Ngừng hoặc thay đổi thuốc ngừa thai
  • Sử dụng các liệu pháp hoóc-môn mãn kinh
  • Tác dụng phụ của Tamoxifen.

Những bệnh liên quan đến tử cung, các bệnh khác

  • Bệnh đái tháo đường
  • Polyp cổ tử cung
  • Polyp nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • U tử cung.

Chấn thương

  • Các chấn thương vùng kín và các vết thương ở âm đạo và tử cung
  • Lạm dụng tình dục.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn bị chảy máu âm đạo trong thai kỳ. Nói chung, bất cứ lúc nào bị chảy máu âm đạo bất thường, bạn nên đi khám ngay.
Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Sản phụ trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu bạn gặp một trong những tình huống sau:

  • Bạn đang trong giai đoạn hậu mãn kinh, và không sử dụng bất kì biện pháp hoóc-môn nào, hãy gọi bác sĩ nếu bạn vẫn bị chảy máu âm đạo.
  • Bạn đang trong giai đoạn hậu mãn kinh và được điều trị bằng nội tiết tố tuần hoàn thì bạn có thể bị chảy máu âm đạo. Chế độ trị liệu hoóc-môn tuần hoàn (uống estrogen hàng ngày và progestin từ 10 - 12 ngày một tháng) có thể dẫn đến xuất huyết vài ngày trong tháng. 
  • Bạn đang trong giai đoạn mãn kinh và đang thực hiện liệu pháp hoóc-môn liên tục, sử dụng kết hợp estrogen và progestin liều thấp mỗi ngày có thể gây chảy máu nhẹ và bất thường trong 6 tháng đầu. Nếu chảy máu kéo dài hoặc xuất huyết nặng, hãy đi khám bác sĩ.

Những bạn gái không có dấu hiệu dậy thì hoặc những bé nhỏ hơn 8 tuổi, nếu có triệu chứng chảy máu âm đạo thì cần được bác sĩ kiểm tra ngay.
Những tình huống sau đây có thể là bình thường, nhưng hãy tư vấn với bác sĩ Sản phụ khoa nếu bạn cảm thấy lo lắng:

  • Trẻ sơ sinh có thể bị chảy máu âm đạo trong những tháng đầu đời, nhưng nếu chảy máu quá nhiều hoặc kéo dài quá lâu thì nên đem đến bác sĩ để được kiểm tra.
  • Những bạn gái vừa mới bắt đầu có kinh nguyệt, kinh nguyệt sẽ không đều đặn và ổn định trong khoảng vài năm đầu. Ngoài ra, nhiều bạn gái tuổi teen và phụ nữ trưởng thành, âm đạo thường ra dịch trắng vài ngày trước khi có kinh nguyệt.
  • Phụ nữ bắt đầu dùng thuốc tránh thai có thể bị chảy máu âm đạo trong vài tháng đầu.
  • Phụ nữ gần mãn kinh thường có chu kì kinh nguyệt bất thường. Bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị làm giảm tình trạng này.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Phụ sản

Bạn có thể Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản thông qua các bước đơn giản sau: 

  • Bước 1: Truy cập danh sách bác sĩ Sản phụ khoa giỏi để chọn bác sĩ bạn muốn tư vấn.
  • Bước 2: Chọn giờ còn trống.
  • Bước 3: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 4: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 5: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 6: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Trương Huỳnh Hồng Loan

Bác sĩ Hồng Loan có hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị sản phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ.
Chuyên khám và điều trị bệnh trầm cảm sau sinh, ngứa âm hộ, khí hư bất thường, giải thích các nguy cơ dị tật thai nhi,...

truong-huynh-hong-loan

BS.CK1 Quách Văn

Tu nghiệp tại Thái Lan về tổ chức phòng khám thân thiện dành cho cộng đồng LGBT; BS Chuyên khoa I chuyên ngành sản phụ khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; hỗ trợ sinh sản hội Hosrem TpHCM; Điều trị cơ bản và nâng cao bệnh HIV và các bệnh lý về da... 

Khám và điều trị các bệnh lý sản phụ khoa, hiếm muộn; tư vấn khám và điều trị các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục...

quach-van

ThS.BS Trần Thị Bảo Vân

Bác sĩ Bảo Vân đang công tác tại bệnh viện Hùng Vương.
Bác sĩ chuyên đọc và giải nghĩa các kết quả STDs, kết quả Pap-smear, kết quả sinh thiết, đọc kết quả xét nghiệm, siêu âm, giải thích các nguy cơ dị tật thai nhi...

tran-thi-bao-van

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Chảy máu âm đạo khi mang thai (Xuất huyết âm đạo trong thai kỳ) có thể khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm cho các mẹ. Xuất huyết trong ba tháng đầu thai kỳ (tuần 1 đến 12) thường khá phổ biến...
  • 20-08-2018
    Mọi người thỉnh thoảng sẽ bị tiêu chảy, bụng đau quặng, đi phân lỏng, có nước, đi tiêu nhiều lần và liên tục với khối lượng phân nhiều hơn bình thường. Tiêu chảy thay đổi theo triệu chứng cụ thể, mức độ nghiêm trọng và theo thời gian. Tiêu chảy cấp thường
  • 21-08-2018
    Vùng chấn thủy là cách gọi theo cách dân gian, còn theo y học hiện đại đó là vùng thượng vị (vùng ngay sát dưới mỏm xương ức và trên rốn). Đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh. Triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, cấp tính như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày, viêm tụy cấp...
  • 21-08-2018
    Triệu chứng thường gặp của đau thắt lưng bao gồm: đau lưng; đau hông hoặc mông; yếu cơ hoặc căng cơ; cong vẹo cột sống; dấu hiệu “buông chân” - một cảm giác chân kéo lê trên mặt đất; cứng cổ và đau cổ; tê hoặc ngứa ở chân hoặc mông; đau vai hoặc cánh tay; cứng cột sống. Một số có thể gặp các triệu chứng về thần kinh như đau đầu, đặc biệt là ở phần sau của đầu hoặc đau thần kinh tọa.
  • 24-02-2021

    Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ mũi. Nhiều người thỉnh thoảng chảy máu cam, nhất là trẻ em và người lớn tuổi. Mặc dù trông hơi đáng sợ, nhưng chảy máu mũi chỉ gây một chút phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu

  • 21-08-2018
    Tổn thương não là những bất thường có thể nhìn thấy trên hình ảnh kiểm tra não, chẳng hạn như hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Trên CT hoặc MRI, các tổn thương não xuất hiện những đốm màu tối hoặc ánh sáng không giống