Sổ mũi là quá trình mũi thải các chất dịch hay còn gọi là nước mũi. Nước mũi được tạo ra từ mũi, các mô lận cận và các mạch máu bên trong mũi. Nước mũi thường có hai dạng: một là dạng dịch lỏng, trong như nước; hai là dạng dịch nhầy, dày và hơi đặc.
Sổ mũi
Sổ mũi. (Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Sổ mũi là quá trình mũi thải các chất dịch hay còn gọi là nước mũi. Nước mũi được tạo ra từ mũi, các mô lận cận và các mạch máu bên trong mũi. Nước mũi thường có hai dạng: một là dạng dịch lỏng, trong như nước; hai là dạng dịch nhầy, dày và hơi đặc. Nước mũi thoát ra bằng cách trực tiếp chảy ra từ mũi, hoặc chảy ngược vào họng.
Sổ mũi có thể đi kèm hoặc không đi kèm với nghẹt mũi.

Nguyên nhân gây sổ mũi 

Sổ mũi có thể là do các tác nhân bên ngoài kích thích vào các mô mũi. Ngoài ra nhiễm trùng (cảm lạnh và cảm cúm), dị ứng hoặc chất kích thích khác cũng có thể là nguyên nhân gây sổ mũi. Một số người bị sổ mũi kinh niên mà không có lý do rõ ràng, tình trạng này thường được gọi là viêm mũi không do dị ứng hoặc viêm mũi vận mạch(VMR).
Khối u, chứng đau nửa đầu, dị vật… là những nguyên nhân hiếm gặp của chứng sổ mũi.
Nguyên nhân gây sổ mũi bao gồm:

  • Dị ứng
  • Viêm xoang cấp tính
  • Viêm xoang mạn tính
  • Hội chứng Churg-strauss (còn được gọi là viêm mạch u hạt dị ứng, là một rối loạn đánh dấu bởi tình trạng viêm mạch máu.)
  • Cảm lạnh thông thường
  • Lạm dụng thuốc tiêm xịt mũi
  • Dị hình vách ngăn mũi
  • Nghiện ma túy
  • Không khí khô
  • U hạt Wegener (rối loạn hiếm gặp gây viêm các mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận khác nhau)
  • Thay đổi nội tiết
  • Cúm
  • Dị vật mắc kẹt vào mũi
  • Dị ứng thuốc
  • Polyp mũi (khối u lành tính trong mũi)
  • Viêm mũi dị ứng
  • Hen phế quản nghề nghiệp
  • Mang thai
  • Vi rút hợp bào hô hấp (RSV)
  • Rò rỉ dịch tủy não
  • Khói thuốc lá.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sổ mũi có thể gây ra nhiều phiền phức và khó chịu cho bạn, nhưng thường sẽ tự khỏi. Thỉnh thoảng, sổ mũi có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt sổ mũi thường nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng nếu:

  • Triệu chứng đã kéo dài hơn 10 ngày
  • Bạn bị sốt cao
  • Dịch nước mũi có màu vàng hoặc xanh và đi kèm theo đau xoang hoặc sốt. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Trong dịch nước mũi có máu hoặc chảy nước mũi trong suốt dai dẳng sau khi bị chấn thương ở đầu.

Gọi bác sĩ chuyên khoa Nhi để tư vấn cho bé ngay nếu:

  • Bé nhỏ hơn 2 tháng tuổi và đang sốt.
  • Mũi chảy nước hoặc bị nghẹt gây khó thở.

Tự chăm sóc

Trước khi liên lạc và đến gặp các bác sĩ, hãy thử các bước đơn giản sau để giảm sổ mũi:

  • Xì mũi hoặc nuốt nước mũi một cách nhẹ nhàng
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng.
  • Trường hợp sổ mũi dai dẳng, nước mũi dạng lỏng giống nước đi kèm với chảy nước mắt, nhảy mũi và ngứa, thì đây có thể là các triệu chứng của dị ứng. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine không kê toa để làm giảm các triệu chứng.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể dùng ống cao su hút nước mũi để thông mũi cho bé.

Hãy thử các biện pháp sau đây để làm giảm chất nhầy tích tụ trong cổ họng:

  • Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá
  • Tránh thay đổi độ ẩm đột ngột
  • Uống nhiều nước
  • Xịt hoặc rửa mũi với nước muối.

Hướng dẫn Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Tai Mũi Họng 

Các bước khám từ xa

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Phan Quốc Bảo

Trưởng liên khoa Mắt - Răng Hàm Mặt - Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Ngọc Linh TP.HCM; Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Quận 5; “On-call doctor” của phòng khám quốc tế SOS TP.HCM.
Hiện bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2.

phan-quoc-bao

Bs. Lê Hồ Xuân Duy

Bác sĩ Xuân Duy đang công tác tại chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.
Chứng chỉ phẫu thuật nội soi mũi xoang, trường Đại học Y dược TP.HCM; Chứng chỉ đào tạo CME online The Harvard Medical School; Chứng chỉ đào tạo liên tục về bệnh lý Tai - Mũi - Họng...

le-ho-xuan-duy

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 08-06-2018
    Buồn nôn và nôn là hai triệu chứng vô cùng phổ biến trong cuộc sống. Buồn nôn và nôn thường là do viêm dạ dày, ruột hay do ốm nghén trong những tháng đầu khi mang thai. Nhiều loại thuốc cũng có thể gây buồn nôn và nôn, ví dụ như thuốc gây mê...
  • 20-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là quá trình âm đạo thải ra đồng thời dịch nhờn và các tế bào. Dịch âm đạo bình thường có nhiệm vụ giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ dính của
  • 21-08-2018
    Bạch cầu trong máu cao là sự gia tăng số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Thông thường đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu hơn 11,000 trên 1 microlit máu được xem là bạch cầu trong máu cao. Bạch cầu trong máu cao còn được gọi là chứng
  • 28-09-2018

    Bệnh đau nhức trong xương thường gây cho người bệnh những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi ở ống chân, cánh tay, cổ hay vai gáy, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy, khiến người bệnh mất ngủ, người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. 

  • 20-08-2018
    Triệu chứng bàn tay lạnh thường khá phổ biến ngay cả khi bạn không ở thời tiết lạnh. Thông thường, bàn tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiệt độ và không có gì đáng phải lo ngại. Nhưng nếu bàn tay bị lạnh liên tục, đặc biệt kèm theo...
  • 20-08-2018
    Thiếu oxy máu là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Thiếu oxy là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hô hấp, lưu thông, và có thể dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn