Tăng kali trong máu

Kali là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ bắp. Tăng kali máu là thuật ngữ y học dùng để mô tả tình trạng kali trong máu tăng cao so với bình thường. Nồng độ kali trong máu ở mức bình thường sẽ nằm trong
Tăng kali trong máu
(Hình: Hyperkalemia Clinical Insights)

Định nghĩa

Kali là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ bắp. Tăng kali máu là thuật ngữ y học dùng để mô tả tình trạng kali trong máu tăng cao so với bình thường.
Nồng độ kali trong máu ở mức bình thường sẽ nằm trong khoảng 3,6-5,2 mmol/L. Nồng độ này cao hơn 7.0 mmol/L có thể gây nguy hiểm và cần phải được điều trị ngay lập tức.

Nguyên nhân gây tăn kali trong máu

Xét nghiệm để kiểm tra nồng độ kali trong máu có cao hay không đôi khi cho kết quả không chính xác. Bởi vì trong quá trình lấy máu, lượng kali trong các tế bào có thể bị rò rỉ và dính vào mẫu thử, điều này làm cho mẫu máu được lấy ra có nhiều kali hơn, dẫn đến kết luận sai. Vì vậy, để chắc chắn, nên thực hiện xét nghiệm thêm một lần nữa để có kết quả chính xác nhất.
Có hai nguyên nhân chủ yếu và phổ biến làm tăng kali trong máu đó là:

  • Suy thận cấp
  • Bệnh thận mãn tính.

Các nguyên nhân khác có thể làm tăng nồng độ kali trong máu bao gồm:

  • Bệnh Addison (suy thượng thận)
  • Nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy nặng
  • Thuốc gây ức chế men chuyển Angiotensin
  • Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARBs)
  • Các tế bào hồng cầu bị tiêu hủy do chấn thương nặng hoặc bị bỏng
  • Lạm dụng thuốc bổ sung kali
  • Bệnh tiểu đường loại 1.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Kali trong máu tăng cao thường không thể phát hiện bằng những cách thông thường, mà phải có những xét nghiệm y khoa để đi đến kết luận đúng. Gặp bác sĩ để thực hiện kiểm tra khi bạn có những nghi ngờ về sức khỏe của mình.
Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu bạn có những triệu chứng và có cơ sở để nghi ngờ rằng lượng kali trong máu đang ở mức cao. Tăng kali trong máu là một rối loạn nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Nó có thể gây ra:

  • Mỏi cơ
  • Cơ thể yếu đi
  • Tê liệt
  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
  • Buồn nôn.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 12-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Triệu chứng thường gặp của đau thắt lưng bao gồm: đau lưng; đau hông hoặc mông; yếu cơ hoặc căng cơ; cong vẹo cột sống; dấu hiệu “buông chân” - một cảm giác chân kéo lê trên mặt đất; cứng cổ và đau cổ; tê hoặc ngứa ở chân hoặc mông; đau vai hoặc cánh tay; cứng cột sống. Một số có thể gặp các triệu chứng về thần kinh như đau đầu, đặc biệt là ở phần sau của đầu hoặc đau thần kinh tọa.
  • 21-08-2018
    Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.
  • 20-08-2018
    Nghẹt mũi xảy ra khi mũi cùng các mô lân cận và mạch máu sưng lên đi kèm với chất lỏng dư thừa, gây ra cảm giác “nghẹt”. Nghẹt mũi có thể có hoặc không đi kèm với triệu chứng chảy nước mũi. Nghẹt mũi thường chỉ gây ra ít phiền toái cho trẻ lớn và người
  • 21-08-2018
    Đau hông là một triệu chứng phổ biến mà nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Vị trí của cơn đau hông có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân gây đau hông. Các vấn đề về khớp hông thường dẫn đến cơn đau ở bên trong hông và háng. Đau bên
  • 21-08-2018
    Bạch cầu ái toan là những tế báo máu trắng – một trong những thành phần quan trọng của máu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Tăng bạch cầu ái toan có thể do nhiễm kí sinh trùng, dị ứng hoặc ung thư.
  • 21-08-2018
    Đi phân có màu xanh thường không đáng lo ngại. Phân xanh là do những thức ăn mà bạn đã tiêu hóa trước đó ví dụ như các loại rau có màu xanh đậm. Uống một số loại thuốc bổ sung sắt cũng có thể làm cho phân có màu xanh lá cây. Trẻ sơ sinh thường đi phân