Tăng bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan là những tế báo máu trắng – một trong những thành phần quan trọng của máu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Tăng bạch cầu ái toan có thể do nhiễm kí sinh trùng, dị ứng hoặc ung thư.

Tăng bạch cầu ái toan

Tăng bạch cầu ái toan. (Ảnh: Merck Manuals)

Định nghĩa

Bạch cầu ái toan là những tế báo máu trắng – một trong những thành phần quan trọng của máu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Tăng bạch cầu ái toan có thể do nhiễm kí sinh trùng, dị ứng hoặc ung thư.
Lượng bạch cầu ái toan có thể tăng cao trong máu hoặc tại các mô bị nhiễm trùng hay viêm.
Tăng bạch cầu ái toan ở mô được tìm thấy trong các mẫu thí nghiệm hoặc các mẫu chất dịch, như dịch nhầy từ mô mũi. Nếu bạn bị tăng bạch cầu ái toan ở mô, lượng bạch cầu ái toan trong máu vẫn duy trì ở mức bình thường.

Tăng bạch cầu ái toan trong máu được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu. Đối với người trưởng thành, lượng bạch cầu ái toan cao hơn 500 trên 1 microlit máu được xem là tăng bạch cầu ái toan. Hơn 1.500 bạch cầu ái toan/microlit máu kéo dài trong vài tháng được gọi là chứng tăng nhiễm bạch cầu ái toan (hypereosinophilia)

Nguyên nhân

Bạch cầu ái toan đóng hai vai trò trong hệ thống miễn dịch:

  • Phá hủy các chất lạ: bạch cầu ái toan có thể tiêu thụ được các chất lạ, đặc biệt là các chất liên quan đến nhiễm ký sinh trùng đã được hệ miễn dịch “gắn cờ” loại bỏ.
  • Điều hòa phản ứng viêm:  Bạch cầu ái toan giúp thúc đẩy quá trình viêm, điều này đóng vai trò tích cực trong việc cô lập và kiểm soát một vị trí bệnh. Nhưng đôi khi các phản ứng viêm có thể diễn ra mạnh hơn mức cần thiết, dẫn đến các triệu chứng phức tạp, thậm chí là gây tổn thương mô. Ví dụ, tăng bạch cầu ái toan đóng vai trò chủ chốt trong các triệu chứng của bệnh hen suyễn và dị ứng như sốt cỏ khô. Rối loạn hệ miễn dịch khác cũng có thể góp phần gây phản ứng viêm (mạn tính).

Tăng bạch cầu ái toan xảy ra khi một lượng lớn các bạch cầu ái toan được đưa vào ồ ạt tại một vị trí cụ thể trong cơ thể, hoặc khi tủy xương sản sinh ra quá nhiều bạch cầu ái toan. Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Bệnh nhiễm ký sinh trùng và nấm
  • Dị ứng: dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm
  • Các bệnh liên quan đến thượng thận
  • Rối loạn về da
  • Độc tố
  • Bệnh tự miễn dịch
  • Rối loạn nội tiết
  • Các khối u.

Các bệnh và điều kiện cụ thể có thể dẫn đến tăng bạch cầu ái toan bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (AML)
  • Giun đũa (nhiễm giun tròn)
  • Hen suyễn
  • Viêm da dị ứng (eczema)
  • Ung thư
  • Hội chứng Churg-Strauss (viêm mạch u hạt dị ứng)
  • Viêm túi mật (túi mật sưng)
  • Dị ứng thuốc
  • Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan
  • Eosinophilic leukemia (ung thư bạch cầu dòng bạch cầu ái toan)
  • Sốt cỏ khô
  • Bệnh ung thư gan
  • Hội chứng Hypereosinophilic
  • Hội chứng Hypereosinophilic vô căn (HES), tăng một số lượng bạch cầu ái toan rất cao mà không rõ nguồn gốc
  • Bạch huyết giun chỉ (nhiễm ký sinh trùng)
  • Bệnh ung thư buồng trứng
  • Ký sinh trùng
  • Suy giảm miễn dịch
  • Bệnh sán heo (nhiễm giun tròn)
  • Viêm loét đại tràng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị tăng bạch cầu ái toan, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Huyết học hoặc Nội tổng quát trên hệ thống khám từ xa Wellcare để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh. Chỉ khi nào bác sĩ cho bạn một chẩn đoán chính xác về tác nhân gây bệnh, cũng như các rối loạn liên quan, thì khi đó, tăng bạch cầu ái toan mới có khả năng được điều trị hiệu quả và triệt để.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Huyết học, Nội tổng quát

Các bước gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Võ Hữu Tín

Bác sĩ Tín hiện đang làm việc tại khoa Huyết học - Bệnh viện Chợ Rẫy. 

Chuyên khám và tư vấn: Chảy máu cam, xuất huyết dưới da, các triệu chứng của bệnh ung thư máu…; Xét nghiệm máu, ADN; Ý nghĩa các chỉ số huyết học; Các vấn đề tăng giảm hồng cầu máu, tăng giảm bạch cầu; Thiếu máu, suy tủy, viêm tủy...

vo-huu-tin

ThS. BS. Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Đau thận là những cơn đau do nhiễm trùng, chấn thương hoặc viêm thận. Cơn đau thường âm ỉ ở vùng lưng, kèm theo sốt và các triệu chứng tiết niệu. Một số người tỏ ra ngạc nhiên khi biết chính xác vị trí của thận. Thận nằm tương đối cao bên trong cơ thể,
  • 20-08-2018
    Sổ mũi là quá trình mũi thải các chất dịch hay còn gọi là nước mũi. Nước mũi được tạo ra từ mũi, các mô lận cận và các mạch máu bên trong mũi. Nước mũi thường có hai dạng: một là dạng dịch lỏng, trong như nước; hai là dạng dịch nhầy, dày và hơi đặc.
  • 21-08-2018
    Tê liệt tay là tình trạng mất cảm giác ở tay hoặc ngón tay. Thông thường, tê tay có thể đi kèm với cảm giác châm chích hoặc ngứa ran. Đồng thời khi bị tê, bàn tay hoặc ngón tay có thể trở nên vụng về hoặc yếu. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh
  • 28-09-2018

    Bệnh đau nhức trong xương thường gây cho người bệnh những cơn đau dai dẳng, nhức mỏi ở ống chân, cánh tay, cổ hay vai gáy, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện ở thời điểm cuối ngày, vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy, khiến người bệnh mất ngủ, người có cảm giác mệt mỏi, uể oải. 

  • 16-08-2018
    ​Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát.