Đi phân xanh (Green stool)

Đi phân có màu xanh thường không đáng lo ngại. Phân xanh là do những thức ăn mà bạn đã tiêu hóa trước đó ví dụ như các loại rau có màu xanh đậm. Uống một số loại thuốc bổ sung sắt cũng có thể làm cho phân có màu xanh lá cây. Trẻ sơ sinh thường đi phân
Đi phân xanh (Green stool)
Đi phân xanh. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Đi phân có màu xanh thường không đáng lo ngại. Phân xanh là do những thức ăn mà bạn đã tiêu hóa trước đó, ví dụ như các loại rau có màu xanh đậm. Uống một số loại thuốc bổ sung sắt cũng có thể làm cho phân có màu xanh lá cây.
Trẻ sơ sinh thường đi phân có màu xanh đen, còn gọi là phân su, đặc biệt trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thì phân thường có màu vàng-xanh. Ở trẻ lớn và người lớn, trường hợp đi phân xanh thường ít gặp.

Nguyên nhân gây đi phân xanh

Trẻ sơ sinh đi phân xanh có thể là do:

  • Mất cân bằng sữa non và sữa cuối, làm mất một hàm lượng cao chất béo trong sữa, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa sữa
  • Dị ứng sữa công thức hoặc sữa đậu nành
  • Thiếu vi khuẩn đường ruột bình thường ở trẻ bú mẹ
  • Bệnh tiêu chảy.

Nguyên nhân đi phân xanh ở trẻ lớn và người trưởng thành:

  • Ăn nhiều rau xanh như rau bina...
  • Thuốc nhuộm thực phẩm
  • Bệnh tiêu chảy
  • Uống Indomethacin - Một loại thuốc chống viêm không steroid
  • Uống viên bổ sung sắt
  • Depo-Provera- một loại thuốc tránh thai.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Tiêu hóa - Gan mật nếu bạn hoặc bé đi phân xanh trong một vài ngày. Phân xanh thường đi kèm với tiêu chảy, vì vậy trong trường hợp này nên uống nhiều nước và đi khám bác sĩ khi bạn hoặc bé có dấu hiệu mất nước.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Tiêu hóa - Gan mật

Các bước khám từ xa

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

>>> Hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Nguyễn Vĩnh Tường

Tu nghiệp tại Bệnh Viện Đại học Y khoa Singapore chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật, Tu nghiệp tại Mayo Clinic Hoa Kỳ về Tiêu hóa - Gan mật, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Columbia Asia Saigon; Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.

nguyen-vinh-tuong

BS Mai Phan Tường Anh

Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bác sĩ tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, Cộng tác tại Bệnh viện Quốc tế Columbia Gia Định, Columbia Bình Dương, Giảng dạy Bộ môn Ngoại - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

mai-phan-tuong-anh

BS Trần Quang Trung

Tu nghiệp Nội soi Tiêu hóa can thiệp, chẩn đoán và điều trị tiệt căn ung thư sớm ống tiêu hóa qua nội soi tại Nhật Bản; Đạt giải thưởng Top nghiên cứu xuất sắc và báo cáo tại Hội nghị bệnh Đường ruột Quốc tế tại Seoul Hàn Quốc 2016... 

Chuyên khám và tư vấn: Viêm gan; chậm tiêu chức năng; táo bón mạn; bệnh lí trào ngược; bệnh lý tiêu hóa, gan mật như: ung thư ống tiêu hóa sớm, viêm dạ dày do Hp...

tran-quang-trung

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất trong cuộc sống.  Những cơn đau bụng có thể nhẹ hoặc nặng, đến và đi liên tục. Đau bụng có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính), hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm (mạn tính).
  • 20-08-2018
    Trực tràng là một cơ quan nằm ở cuối ruột già. Chảy máu trực tràng liên quan đến tình trạng đại tiện ra máu ở hậu môn. Máu chảy ra từ trực tràng có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu sẫm.
  • 20-08-2018
    Hạ kali máu là tình trạng mức kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất hóa học (điện phân) rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ, đặc biệt là các tế bào cơ tim. Nồng độ kali trong máu
  • 16-08-2018
    ​80% phụ nữ khi sắp đến ngày “đèn đỏ” đều trải qua các dấu hiệu cảnh báo sắp có kinh nguyệt, những dấu hiệu này thường xảy ra trước khi có kinh khoảng 1 tuần. ​Nếu tinh ý, người phụ nữ hoàn toàn có thể nhận biết những dấu hiệu sắp có kinh như căng tức, đau ngực, đau vùng bụng dưới, mệt mỏi, mất ngủ, đau mỏi lưng, vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón...
  • 21-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ trưởng thành. Thông thường dịch âm đạo có mùi nhẹ. Nhưng nếu vùng kín nặng mùi, chẳng hạn như mùi tanh, thì đó là dấu hiệu bất thường và cảnh báo nguy cơ sức khỏe. Mùi âm đạo khác lạ thường đi
  • 24-02-2021
    Giảm bạch cầu là tình trạng giảm số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Triệu chứng này liên quan đến việc giảm số lượng bạch cầu trung tính (một dạng phổ biến của tế bào máu trắng). Đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu dưới 4,000 trên