Đau mắt đỏ

Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Đau mắt đỏ. (Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ bao gồm:

  • Dị ứng
  • Dị ứng thuốc nhỏ mắt
  • Viêm bờ mi
  • Chợt giác mạc (giác mạc bị trầy xước)
  • Nhiễm trùng do vi rút herpes
  • Loét giác mạc
  • Mắt khô
  • Ectropion (mí mắt lật ra bên ngoài)
  • Entropion (mí mắt cụp vào bên trong)
  • Viêm thượng củng mạ
  • Dị vật trong mắt
  • Chứng tăng nhãn áp
  • Sốt cỏ khô
  • Tổn thương chẳng hạn như chấn thương hoặc bỏng
  • Viêm mống mắt
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm giác mạc
  • Viêm mô kiên kết quanh ổ mắt (nhiễm trùng nặng ở mô xung quanh mắt)
  • Viêm kết mạc
  • Viêm màng cứng mắt (viêm phần trắng của mắt)
  • Lẹo ở mí mắt
  • Xuất huyết dưới kết mạc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhà ngay nếu:

  • Tầm nhìn đột ngột thay đổi
  • Mắt đỏ kèm theo nhức đầu dữ dội, đau mắt, sốt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Có hóa chất hoặc di vật lạ bắn vào mắt
  • Đột nhiên nhìn thấy các quầng sang xung quanh đèn
  • Có cảm giác cộm trong mắt
  • Sưng bên trong hoặc xung quanh mắt
  • Không thể mở mắt, hoặc khó giữ cho mắt mở.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Mắt nếu tình trạng mắt đỏ kéo dài nhiều ngày, không có nguyên nhân rõ ràng, đi kèm với chảy nhiều ghèn và mủ.

Ngoài ra, nếu trong quá khứ hoặc gần đây bạn có thực hiện những cuộc phẫu thuật liên quan đến mắt, thì nên liên hệ với bác sĩ phẫu thuật mắt để có những bước kiểm tra xác định nguyên nhân rõ ràng hơn.

Tự chăm sóc

Nếu mắt đỏ không quá nặng và chỉ bị trong thời gian ngắn thì bạn không cần quá lo lắng. Bạn có thể tự chăm sóc mắt tại nhà bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt, ngược lại trong trường hợp nguyên nhân gây đỏ mắt được nghi ngờ là do dị ứng thuốc nhỏ mắt, thì bạn nên thử một loại mới hoặc tốt nhất là ngưng hẳn, không sử dụng nữa.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Mắt

Bạn có thể Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Mắt thông qua các bước đơn giản sau: 

  • Bước 1: Truy cập danh sách bác sĩ chuyên khoa Mắt để chọn bác sĩ bạn muốn tư vấn.
  • Bước 2: Chọn giờ còn trống.
  • Bước 3: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 4: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 5: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 6: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Biên dịch bởi Wellcare 

(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 24-02-2021
    Mắt cá chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó đủ mạnh để chịu được trọng lượng cơ thể và cho phép bạn di chuyển, nhưng mắt cá chân cũng rất dễ bị tổn thương và đau đớn. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài
  • 21-08-2018
    Xuất tinh máu có thể gây lo lắng và sợ hãi, nhưng bản thân nó lại là hiện tượng phổ biến và lành tính. Thông thường xuất tinh máu có thể tự khỏi.
  • 21-08-2018
    Cục máu đông là khối máu trông như thạch. Nó có tác dụng làm máu ngừng chảy trong trường hợp bạn bị đứt tay, đứt chân hay một vết xước lớn khiến máu chảy ra ngoài khá nhiều. Một số cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch không phải do tác động từ
  • 16-08-2018
    ​Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát.
  • 20-08-2018
    Trực tràng là một cơ quan nằm ở cuối ruột già. Chảy máu trực tràng liên quan đến tình trạng đại tiện ra máu ở hậu môn. Máu chảy ra từ trực tràng có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu sẫm.