Đau vùng thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng thường gặp của đau thắt lưng bao gồm: đau lưng; đau hông hoặc mông; yếu cơ hoặc căng cơ; cong vẹo cột sống; dấu hiệu “buông chân” - một cảm giác chân kéo lê trên mặt đất; cứng cổ và đau cổ; tê hoặc ngứa ở chân hoặc mông; đau vai hoặc cánh tay; cứng cột sống. Một số có thể gặp các triệu chứng về thần kinh như đau đầu, đặc biệt là ở phần sau của đầu hoặc đau thần kinh tọa.

Đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở mọi độ tuổi, hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác này ở độ tuổi 30. 

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng đau thắt lưng

Triệu chứng thường gặp của đau thắt lưng bao gồm: đau lưng; đau hông hoặc mông; yếu cơ hoặc căng cơ; cong vẹo cột sống; dấu hiệu “buông chân” - một cảm giác chân kéo lê trên mặt đất; cứng cổ và đau cổ; tê hoặc ngứa ở chân hoặc mông; đau vai hoặc cánh tay; cứng cột sống. Một số có thể gặp các triệu chứng về thần kinh như đau đầu, đặc biệt là ở phần sau của đầu hoặc đau thần kinh tọa.

Đau thắt lưng là dấu hiệu của một số bệnh lý như: bệnh về xương khớp (gai đôi cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, lao cột sống…); bệnh về đường tiết niệu (suy giảm chức năng thận, sỏi thận, viêm đường tiết niệu...); thiếu canxi, đau dây thần kinh tọa...

Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng dần theo tuổi. Ngoài ra, một số lý do khác làm tăng nguy cơ đau thắt lưng như:
- Người thừa cân béo phì.

- Những người làm việc văn phòng, lái xe, những thường xuyên phải ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, ít vận động.

- Người lao động chân tay, thường xuyên phải bê vác vật nặng. 

- Chơi thể thao quá sức.

Khi nào cần đi khám? 

Đau thắt lưng không phải là bệnh lý, mà là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh, vì vậy cần đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp ngay khi xuất hiện những cảm giác bất thường như yếu cơ, tê hoặc ngứa ở một bên cơ thể, sự mất cân bằng cơ thể, mất kiểm soát đi tiểu hoặc mất cảm giác ở chân tay... 

Các chuyên gia về Cơ xương khớp khuyến cáo, đối với những trường hợp đau vùng thắt lưng dữ dội và lan xuống chân, tê chân, thậm chí mất kiểm soát tiểu tiện cần đi khám ngay, bởi đây là dấu hiệu bệnh nặng, có thể mất khả năng vận động.

Làm thế nào để thoát khỏi chứng đau thắt lưng dưới sau chấn thương?

Trong trường hợp bạn bị đau thắt lưng sau khi bị chấn thương, hãy chườm đá lạnh (gói vào khăn vải) ngay sau chấn thương và những ngày sau có thể chườm nóng. Nước đá lạnh giúp làm giảm viêm và chườm nóng giúp cải thiện lưu lượng máu vùng lưng dưới.
Nếu cơn đau lưng dưới vẫn kéo dài và gây khó chịu, mặc dù đã chườm lạnh và nóng, bạn có thể chuyển sang dùng thuốc như thuốc chống viêm không steroid. Thuốc giãn cơ cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau.
Các liệu pháp thay thế như chăm sóc chỉnh hình và liệu pháp vật lý trị liệu có thể tiếp cận, nhưng nên tham khảo bác sĩ và được chẩn đoán xác định trước khi tham gia các phương pháp điều trị thay thế.

Bs. Hải Thanh
Theo Sức khoẻ và đời sống

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 11-06-2018
    Ho là cách cơ thể phản ứng lại khi có thứ gì đó kích thích cổ họng hoặc đường hô hấp. Các tác nhân này sẽ kích thích dây thần kinh gửi thông điệp tới não. Sau đó não sẽ truyền tín hiệu cho các cơ ở ngực và bụng để đẩy không khí kèm theo tác nhân gây
  • 20-08-2018
    Chuột rút vào ban đêm, hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng co thắt cơ không kiểm soát ở chân, thường xảy ra khi bạn đang ngủ. Chuột rút vào ban đêm khá phổ biến, tuy nhiên nguyên nhân của nó vẫn chưa được biết tới.
  • 20-08-2018
    Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.
  • 21-08-2018
    Đau háng là những cơn đau ở bên trong khu vực tiếp giáp giữa phần đùi trên và bụng dưới
  • 12-06-2018
    Dịch núm vú là hiện tượng núm vú tiết ra một số loại dịch lỏng. Tiết dịch núm vú ở phụ nữ không mang thai hoặc không đang cho con bú thường không có gì bất thường, nhưng để đảm bảo an toàn, vẫn nên đến bác sĩ để
  • 16-08-2018
    ​Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát.