Co giật sùi bọt mép có phải dấu hiệu của bệnh động kinh không?

​Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát.

Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát. 

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng thường gặp của bệnh thần kinh

Biểu hiện cụ thể của động kinh: 

- Chân tay bắt đầu co giật.

- Mắt trợn ngược, chuyển sang màu trắng không kiểm soát.

- Miệng sùi bọt mép/ nước miếng.

- Da chuyển sang trạng thái tím tái.

- Bệnh nhân chuyển sang trạng thái vô thức.

- Thời gian lên cơn co giật động kinh có thể từ vài giây đến 5 phút. Một số trường hợp cá biệt có thể kéo dài lâu hơn.

- Sau khi tỉnh dậy có biểu hiện mệt mỏi, đau sau gáy, vai, bắp tay.

- Có biểu hiện buồn ngủ (tình trạng này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh).

- Tiểu ra quần. Một số trường hợp bệnh nhân lên cơn có giật, không kiểm soát được đã tiểu ra quần.

- Bệnh nhân có biểu hiện cắn lưỡi.

Cách xử lý cơn co giật sùi bọt mép

Khi thấy một người lên cơn động kinh, cần làm những việc sau:
- Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện cắn lưỡi, cần lấy chiếc đũa hoặc khăn sạch ngáng ngang miệng để bệnh nhân không cắn lưỡi. Lưu ý: Không được để chiều dọc theo chiều vào miệng.

- Đặt bệnh nhân nằm trên bề mặt phẳng, loại bỏ các vật cứng, sắc nhọn xung quanh.

- Nên gối đầu bệnh nhân bằng một chiếc áo, khăn hoặc gối mềm, nghiêng đầu sang một bên, tránh đỡm dãi gây bít tắc đường thở. Đồng thời, nới lỏng quần áo, giữ tư thế người bệnh thoải mái, không cố định quá chặt. 

- Không vắt nước chanh nhỏ vào miệng bệnh nhân, vì việc này không có tác dụng cắt cơn và nước chanh sẽ chảy vào khí quản gây khó thở. 

- Theo dõi “trông chừng liên tục”, cần tiếp xúc thân mật ngay sau khi người bệnh thoát khỏi cơn co giật vì lúc này người bệnh chưa tỉnh hẳn, dễ có hành vi vô ý gây nguy hiểm.

- Đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay nếu cơn co giật xảy ra liên tục.

Khám từ xa Wellcare tổng hợp

- 16-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Hạ kali máu là tình trạng mức kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất hóa học (điện phân) rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ, đặc biệt là các tế bào cơ tim. Nồng độ kali trong máu
  • 21-08-2018
    Đau khớp là cảm giác khó chịu, đau hoặc viêm phát sinh từ bất kỳ phần nào của khớp - bao gồm sụn, xương, dây chằng, gân hoặc cơ bắp. Tuy nhiên, đau khớp phần lớn vẫn liên quan đến các bệnh về viêm khớp hoặc tổn thương ngay bên trong khớp đó.
  • 11-06-2018
    Ho là cách cơ thể phản ứng lại khi có thứ gì đó kích thích cổ họng hoặc đường hô hấp. Các tác nhân này sẽ kích thích dây thần kinh gửi thông điệp tới não. Sau đó não sẽ truyền tín hiệu cho các cơ ở ngực và bụng để đẩy không khí kèm theo tác nhân gây
  • 21-08-2018
    Đau vùng chậu là những cơn đau ở phần dưới bụng và xương chậu. Ở phụ nữ, đau vùng xương chậu có thể là triệu chứng liên quan đến cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hoá, hoặc từ các cơ xương. Tùy thuộc vào nguồn gốc, đau vùng chậu có thể là
  • 21-08-2018
    Đau vai còn được gọi là đau khớp vai, đau xương bả vai, đau vai mãn tính. Cơn đau  ở vai có thể xuất phát từ khớp vai hoặc cơ bắp, dây chằng, và gân xung quanh. Đau khớp vai thường sẽ tệ hơn khi hoạt động và di chuyển cánh tay hoặc vai. Nhiều bệnh và
  • 11-06-2018
    Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Đây là một loại sắc tố chứa chất sắt. Lượng huyết sắc tố khác nhau nếu nằm ở tế bào hồng cầu khác nhau, vì vậy sẽ có trường hợp