Chuột rút vào ban đêm

Chuột rút vào ban đêm, hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng co thắt cơ không kiểm soát ở chân, thường xảy ra khi bạn đang ngủ. Chuột rút vào ban đêm khá phổ biến, tuy nhiên nguyên nhân của nó vẫn chưa được biết tới.
Chuột rút vào ban đêm
Chuột rút vào ban đêm. (Ảnh: David Wolfe)

Định nghĩa

Chuột rút vào ban đêm, hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng co thắt cơ không kiểm soát ở chân, thường xảy ra khi bạn đang ngủ. Chuột rút vào ban đêm khá phổ biến, tuy nhiên, nguyên nhân của nó vẫn chưa được biết tới.

Nguyên nhân gây chuột rút vào ban đêm

Chuột rút ban đêm thường không có nguyên nhân xác định. Chuột rút có thể liên quan đến tình trạng mỏi cơ và các vấn đề về dây thần kinh.
Nguy cơ bị chuột rút ban đêm sẽ tăng theo độ tuổi. Phụ nữ mang thai cũng có khả năng cao bị chuột rút vào ban đêm.
Một số bệnh như suy thận và tổn thương thần kinh do tiểu đường cũng là nguyên nhân gây chuột rút chân ban đêm.
Những người đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, có thể dễ bị chuột rút vào ban đêm.
Hội chứng chân không yên (RLS) đôi khi bị nhầm lẫn với chuột rút ban đêm, nhưng thực ra chúng lại là hai triệu chứng hoàn toàn khác biệt.
Nguyên nhân dẫn đến chuột rút ban đêm bao gồm những tình trạng và bệnh lý sau:

Rối loạn cấu trúc

  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Hẹp ống sống.

Vấn đề chuyển hóa

  • Suy thận cấp
  • Bệnh suy vỏ thượng thận mạn tính (bệnh Addison)
  • Thiếu máu
  • Bệnh thận mãn tính
  • Xơ gan
  • Cường giáp
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Bệnh tiểu đường loại 1
  • Bệnh tiểu đường loại 2.

Thuốc và các biện pháp y khoa

  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu (thuốc giảm giữ nước)
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc hạ cholesterol (statin)
  • Lọc máu.

Các nguyên nhân khác

  • Mất nước
  • Tiêu chảy
  • Mỏi cơ bắp
  • Tổn thương thần kinh, như từ phương pháp điều trị ung thư
  • Viêm xương khớp
  • Bệnh Parkinson
  • Mang thai.
(Ảnh minh họa) 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đối với hầu hết mọi người, chứng chuột rút vào ban đêm chỉ gây ra một chút phiền phức và khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chuột rút vào ban đêm trở nên khá nguy hiểm, cần được khám và theo dõi ngay.

Đến bệnh viện ngay nếu bạn:

  • Chân bị chuột rút co cứng và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian nhất định
  • Chân đau dữ dội sau khi tiếp xúc với một số loại chất độc, chẳng hạn như chì.

Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ giỏi trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu:

  • Chứng chuột rút ban đêm thường làm bạn mất ngủ
  • Các cơ bắp ở chân teo yếu vì bị chuột rút.

Tự chăm sóc

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút ban đêm:

  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể mất nước
  • Căng các cơ ở chân hoặc đạp xe đạp vài phút trước khi đi ngủ.

Các biện pháp giúp giảm chứng chuột rút ban đêm:

  • Nâng chân từ từ hướng về phía đầu
  • Massage cơ bắp ở chân
  • Đi bộ hoặc thường xuyên lắc lư chân
  • Tắm nước nóng.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

BS Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

BS Phan Hữu Tú

Bác sĩ Nội tổng quát, chuyên khoa Nội tiết tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin.

Chuyên tư vấn và điều trị: Đái tháo đường, Cường giáp, Suy giáp, Suy tuyến yên, Suy tuyến thượng thận, Viêm tuyến giáp, Giảm ham muốn tình dục...

phan-huu-tu

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.
  • 21-08-2018
    Tê liệt tay là tình trạng mất cảm giác ở tay hoặc ngón tay. Thông thường, tê tay có thể đi kèm với cảm giác châm chích hoặc ngứa ran. Đồng thời khi bị tê, bàn tay hoặc ngón tay có thể trở nên vụng về hoặc yếu. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh
  • 20-12-2018

    Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở các khoa bệnh Phổi cũng như tại phòng Cấp cứu. 

  • 13-04-2024
    ​Đau xương cụt là triệu chứng phổ biến ở người cao tuổi, nữ giới, nhân viên văn phòng, tình trạng này thường khởi phát đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí vài ngày hoặc vài tháng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • 20-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là quá trình âm đạo thải ra đồng thời dịch nhờn và các tế bào. Dịch âm đạo bình thường có nhiệm vụ giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ dính của
  • 21-08-2018
    Vùng chấn thủy là cách gọi theo cách dân gian, còn theo y học hiện đại đó là vùng thượng vị (vùng ngay sát dưới mỏm xương ức và trên rốn). Đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh. Triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, cấp tính như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày, viêm tụy cấp...