Ho là cách cơ thể phản ứng lại khi có thứ gì đó kích thích cổ họng hoặc đường hô hấp. Các tác nhân này sẽ kích thích dây thần kinh gửi thông điệp tới não. Sau đó não sẽ truyền tín hiệu cho các cơ ở ngực và bụng để đẩy không khí kèm theo tác nhân gây
Ho
Ho. (Ảnh: Wiki how)

Định nghĩa

Ho là cách cơ thể phản ứng lại khi có thứ gì đó kích thích cổ họng hoặc đường hô hấp. Các tác nhân này sẽ kích thích dây thần kinh gửi thông điệp tới não. Sau đó não sẽ truyền tín hiệu cho các cơ ở ngực và bụng để đẩy không khí kèm theo tác nhân gây kích thích đó ra khỏi phổi.
Nếu thỉnh thoảng bạn ho một vài cái, điều đó rất bình thường, và cơ thể bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cơn ho kéo dài vài tuần hoặc ho kèm theo đờm có màu khác lạ hoặc ho ra máu, thì khi đó bạn phải trao đổi gay với bác sĩ. Có những cơn ho rất mạnh mẽ và dữ dội, vận tốc không khí đo được từ những cơn ho này có thể lên tới 805km/h. Ho kéo dài và dữ dội gây mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, tiểu không tự chủ và thậm chí là gãy xương sườn.

Nguyên nhân gây ho

Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Ho 'cấp tính' là cơn ho kéo dài hơn ba tuần, còn ho 'mạn tính' thì kéo dài hơn tám tuần (bốn tuần ở trẻ em).
Một số nguyên nhân gây ho gồm:
Ho cấp tính

  • Cảm lạnh thông thường
  • Bệnh cúm (cảm cúm)
  • Hít phải chất kích thích
  • Căng hoặc kéo cơ bụng
  • Bệnh ho gà.

Ho mạn tính

  • Dị ứng
  • Suyễn (phổ biến nhất ở trẻ em)
  • Viêm phế quản
  • GERD (Bệnh trào ngược dạ dày)
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau.

Nguyên nhân khác:

  • Viêm xoang cấp tính
  • Giãn phế quản
  • Viêm tiểu phế quản (đặc biệt là ở trẻ nhỏ)
  • Nghẹn (đặc biệt là ở trẻ em)
  • Viêm xoang mạn tính
  • Bệnh COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
  • Croup (Viêm thanh khí phế quản đặc biệt là ở trẻ em)
  • Xơ nang
  • Khí thũng phổi (Emphysema)
  • Suy tim
  • Viêm thanh quản
  • Ung thư phổi
  • Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin
  • Bệnh thần kinh cơ, chẳng hạn như Parkinson
  • Bệnh do virus hợp bào đường hô hấp (RSV) (đặc biệt là ở trẻ nhỏ).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ ngay nếu ho không hết sau vài tuần hoặc nếu bạn hay bé có các triệu chứng sau:

  • Ho ra đờm dày có màu vàng xanh
  • Thở khò khè
  • Sốt 38 độ C
  • Khó thở.

Gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng như:

  • Nghẹn
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Ho ra đờm có máu hoặc đờm có màu hồng.

Các biện pháp tự chăm sóc ở nhà:

  • Nếu bạn sử dụng thuốc ho, hãy làm theo các hướng dẫn dùng thuốc.
  • Không cho trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc ho mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Để giảm ho, hãy thử những biện pháp sau:

  • Uống thuốc ho hoặc ngậm kẹo cứng. Nó có thể làm dịu cơn ho khan. Nhưng không nên cho bé dưới 6 tuổi ngậm kẹo, vì bé có thể bị nghẹn.Uống mật ong, 1 muỗng cà phê mật ong có thể làm giảm ho. Nhưng không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Sử dụng máy phun sương trong nhà, để tạo không khí sạch sẽ thoáng mát.
  • Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy trong cổ họng, đặc biệt là uống nước ấm hoặc nước chanh để làm dịu cổ họng.
  • Tránh khói thuốc lá. Hút thuốc hay hít khói thuốc thụ động có thể làm ho nặng hơn.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 11-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 16-08-2018
    Đau nhức toàn thân có thể là hiện tượng sinh lý, thường xuất hiện sau một ngày lao động nặng nhọc, có thể do vận động quá mức, tập luyện thể thao cường độ cao, ngồi nhiều, ít vận động, thiếu canxi, ngồi sai tư thế hoặc sau một ngày làm việc căng thẳng, thiếu ngủ cũng gây cảm giác ê ẩm ở lưng và toàn thân.
  • 21-08-2018
    Ung thư xương thường xuất hiện ở gần gối, xa khuỷu, hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu gối, đầu trên xương cánh tay. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau mơ hồ trong xương, sau đó đau rõ từng đợt ngắn, rất khó chịu dẫn đến chán nản, mệt mỏi...
  • 21-08-2018
    Đau thận là những cơn đau do nhiễm trùng, chấn thương hoặc viêm thận. Cơn đau thường âm ỉ ở vùng lưng, kèm theo sốt và các triệu chứng tiết niệu. Một số người tỏ ra ngạc nhiên khi biết chính xác vị trí của thận. Thận nằm tương đối cao bên trong cơ thể,
  • 20-08-2018
    ​Hiện tượng đau nhói lưng có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, ngoài ra, nó cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như: bệnh tim mạch, bệnh của dây thần kinh liên sườn…
  • 21-08-2018
    Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, thường ra nhiều đến nỗi quần áo, chăn gối luôn trong trạng thái ướt đẫm. Đổ mồ hôi đêm nghiêm trọng thường là dấu hiệu của một số căn bệnh tiềm ẩn. Trong trường hợp bạn giật mình tỉnh dậy