Chứng mắt đỏ

Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.
Chứng mắt đỏ
Đau mắt đỏ. (Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ bao gồm:

  • Dị ứng
  • Dị ứng thuốc nhỏ mắt
  • Viêm bờ mi
  • Chợt giác mạc (giác mạc bị trầy xước)
  • Nhiễm trùng do vi rút herpes
  • Loét giác mạc
  • Mắt khô
  • Ectropion (mí mắt lật ra bên ngoài)
  • Entropion (mí mắt cụp vào bên trong)
  • Viêm thượng củng mạ
  • Dị vật trong mắt
  • Chứng tăng nhãn áp
  • Sốt cỏ khô
  • Tổn thương chẳng hạn như chấn thương hoặc bỏng
  • Viêm mống mắt
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm giác mạc
  • Viêm mô kiên kết quanh ổ mắt (nhiễm trùng nặng ở mô xung quanh mắt)
  • Viêm kết mạc
  • Viêm màng cứng mắt (viêm phần trắng của mắt)
  • Lẹo ở mí mắt
  • Xuất huyết dưới kết mạc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhà ngay nếu:

  • Tầm nhìn đột ngột thay đổi
  • Mắt đỏ kèm theo nhức đầu dữ dội, đau mắt, sốt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Có hóa chất hoặc di vật lạ bắn vào mắt
  • Đột nhiên nhìn thấy các quầng sang xung quanh đèn
  • Có cảm giác cộm trong mắt
  • Sưng bên trong hoặc xung quanh mắt
  • Không thể mở mắt, hoặc khó giữ cho mắt mở

Khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Mắt trong trường hợp:
Nếu đau mắt đỏ không quá nặng và chỉ bị trong thời gian ngắn thì bạn không cần quá lo lắng. Bạn có thể tự chăm sóc mắt tại nhà bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt. Ngược lại, trong trường hợp nguyên nhân gây đỏ mắt được nghi ngờ là do dị ứng thuốc nhỏ mắt, thì bạn nên thử một loại mới hoặc tốt nhất là ngưng hẳn, không sử dụng nữa.
Gọi với bác sĩ ngay nếu tình trạng mắt đỏ kéo dài nhiều ngày, không có nguyên nhân rõ ràng, đi kèm với chảy nhiều ghèn và mủ.
Ngoài ra, nếu trong quá khứ hoặc gần đây bạn có thực hiện những cuộc phẫu thuộc liên quan đến mắt, thì bạn nên liên hệ với bác sĩ phẫu thuật của mình để có những bước kiểm tra xác định nguyên nhân rõ ràng hơn.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Mắt

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Lê Hồng Hà, chuyên khoa mắt hoặc các bác sĩ giỏi chuyên khoa Mắt khác trên kênh Khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng như: mắt đỏ, cộm mắt, thị lực giảm, đau mắt, thường xuyên chảy nước mắt...

le-hong-ha

Bác sĩ chuyên khám và điều trị: các chấn thương mắt; đau mắt đỏ, viêm kết mạc, viêm mủ nội nhãn, đục thủy tinh thể; bệnh võng mạc tiểu đường, chảy nước mắt sống...

Trước khi gọi bác sĩ, hãy tải trước hồ sơ bệnh án bao gồm: triệu chứng, hình ảnh/video clip vùng mắt bị tổn thương, các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ... để bác sĩ nghiên cứu trước.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 11-06-2018
    Co giật mí mắt (Eye twitching), co thắt mí mắt (eyelid spasm) và co giật mi tự phát (blepharospasm) là những thuật ngữ được dùng để chỉ ba triệu chứng khác biệt. Ba triệu chứng này được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau.
  • 21-08-2018
    Đau đầu gối được gây ra bởi các vấn đề về khớp gối, mô mềm - dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch quanh đầu gối. Cơn đau ở đầu gối có nhiều cấp độ. Một số người chỉ cảm thấy đau nhẹ thoáng qua, trong khi những người khác có thể bị đau đầu gối suy nhược,
  • 24-02-2021

    Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ mũi. Nhiều người thỉnh thoảng chảy máu cam, nhất là trẻ em và người lớn tuổi. Mặc dù trông hơi đáng sợ, nhưng chảy máu mũi chỉ gây một chút phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu

  • 11-06-2018
    Cực khoái khô là hiện tượng nam giới đạt đến cao trào tình dục nhưng không xuất tinh hoặc xuất tinh rất ít. (Tinh dịch là chất dịch màu trắng dày có chứa tinh trùng.) Cực khoái khô thường không gây hại, nhưng có thể cản trở khả năng có con.
  • 21-08-2018
    Đi tiểu thường xuyên có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm (tiểu đêm), triệu chứng này rất phổ biến ở người lớn tuổi và phụ nữ. Tiểu thường xuyên đặc biệt là tiểu đêm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, công việc và sức khỏe.
  • 20-08-2018
    Nóng rát bàn chân: chân có cảm giác nóng kèm theo đau đớn, cơn đau này có thể nhẹ hoặc nặng. Trong một số trường hợp, nóng rát bàn chân có thể gây đau đớn đến nỗi bạn không thể ngủ được. Trong những điều kiện nhất định, nóng bàn chân cũng có thể đi kèm