Đau vai còn được gọi là đau khớp vai, đau xương bả vai, đau vai mãn tính. Cơn đau  ở vai có thể xuất phát từ khớp vai hoặc cơ bắp, dây chằng, và gân xung quanh. Đau khớp vai thường sẽ tệ hơn khi hoạt động và di chuyển cánh tay hoặc vai. Nhiều bệnh và

Định nghĩa

(Ảnh minh họa)

Đau vai còn được gọi là đau khớp vai, đau xương bả vai, đau vai mãn tính.
Cơn đau  ở vai có thể xuất phát từ khớp vai hoặc cơ bắp, dây chằng, và gân xung quanh. Đau khớp vai thường sẽ tệ hơn khi hoạt động và di chuyển cánh tay hoặc vai.
Nhiều bệnh và tình trạng khác nhau ảnh hưởng đến cấu trúc ngực hoặc bụng, như bệnh tim hoặc bệnh túi mật, cũng có thể gây đau vai. Đau vai xuất phát từ vùng khác trên cơ thể gọi là đau quy chiếu. Tình trạng này thường không tệ hơn khi bạn hoạt động vai.

Nguyên nhân gây đau vai

Nguyên nhân gây đau vai bao gồm:

  • Hoại tử vô mạch, hay còn gọi là hoại tử vô khuẩn xương (Avascular necrosis)
  • Chấn thương tùng thần kinh cánh tay (Brachial plexus injury) – Tùng thần kinh cánh tay là hệ thống các dây thần kinh gửi tín hiệu từ cột sống đến vai, cánh tay và tay. Chấn thương tùng thần kinh cánh tay xảy ra khi những dây thần kinh này bị kéo căng, co lại hoặc tệ hơn là tách ra khỏi cột sống.
  • Gãy cánh tay
  • Gãy xương đòn (gãy xương quai xanh)
  • Viêm bao hoạt dịch (Bursitis) – Là tình trạng viêm (sưng, đỏ) của một túi chứa đầy dịch lỏng nằm xung quanh vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân.
  • Bệnh lý rễ tủy cổ, hay còn gọi là đau dây thần kinh cổ (Cervical radiculopathy)
  • Trật khớp vai
  • Tê cứng vai
  • Thoát vị hoành, hay thoát vị gián đoạn (Hiatal hernia) – xảy ra khi một phần của dạ dày trượt lên và nhô vào khoang ngực.
  • Va chạm
  • Viêm xương khớp
  • Viêm đa cơ do thấp khớp, hay đau đa cơ dạng thấp (Polymyalgia rheumatica)
  • Bệnh thấp khớp
  • Viêm rách gân cơ xoay * (Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai, và giúp ta làm động tác giở tay lên, đưa tay ra trước ra sau và xoay vai. Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị)
  • Tổn thương dây chằng giữa xương đòn và xương bả vai
  • Viêm khớp
  • Bong gân và căng cơ
  • Viêm gân
  • Đứt, rách gân
  • Hội chứng lối thoát ngực (Thoracic outlet syndrome) – là một nhóm các rối loạn xảy ra khi có sự chèn ép các mạch máu và dây thần kinh ở khu vực giữa xương đòn và xương sườn đầu tiên.
  • Rách sụn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất

Đau vai đi kèm với khó thở hoặc có cảm giác thắt chặt trong lồng ngực là dấu hiệu của cơn đau tim, cần được cấp cứu ngay.

Đến bệnh viện

Nhờ ai đó đưa bạn đến phòng cấp cứu nếu đau vai gây ra do chấn thương và đi kèm với:Watch Full Movie Online Streaming Online and Download

  • Biến dạng khớp
  • Không thể xoay vai hoặc nhấc cánh tay
  • Đau dữ dội
  • Sưng đột ngột.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu đau vai đi kèm với:

  • Sưng
  • Đỏ
  • Mềm và nóng xung quanh khớp vai.

Chăm sóc tại nhà

Để giảm bớt triệu chứng đau vai thông thường, bạn có thể thử:

  • Thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không kê toa chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen sodium có thể có tác dụng.
  • Nghỉ ngơi. Tránh hoạt động khiến chỗ đau nghiêm trọng hơn.
  • Chườm đá. Chườm túi đá lên chỗ đau vai từ 15 – 20 phút vài lần mỗi ngày.

Thông thường, nghỉ ngơi và các biện pháp tự chăm sóc là đủ để giảm bớt các triệu chứng đau vai.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Hướng dẫn gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa tại BV Nhân dân 115 TP.HCM; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

mai-duy-linh

BS Nguyễn Quý Hoàng

Bác sĩ Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Y học thể thao; Bác sĩ duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Ủy ban phân loại thương tật thể thao, giám sát thi đấu và chống gian lận thi đấu tại Đông Nam Á; Tham gia hỗ trợ và phục hồi chức năng thi đấu cho vận động viên khiếm khuyết; Cố vấn chuyên môn của Đại hội thể thao cho người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para game); Tham gia điều trị, phục hồi chức năng cho các nghệ sĩ tại Nhạc viện TP.HCM và các vận động viên tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia.

nguyen-quy-hoang
 

*** Giải thích: Khớp vai có khung xương cấu tạo bởi xương đòn, xương bả vai, và chỏm xương cánh tay. Các xương này khớp với nhau tạo thành khớp cùng-đòn và khớp ổ chảo-cánh tay. Các khớp này được giữ bằng các dây chằng và bao khớp. Và bọc lấy khung xương này là cơ tam giác và 4 gân cơ xoay. Giữa mỏm cùng xương bả vai và gân cơ chóp xoay có một túi họat dịch giúp gân cơ không bị xương cọ xát khi vận động.
Khớp vai chỉ vận động một cách linh họat, uyển chuyển khi khung xương vững chắc, các khớp trơn tru và các gân cơ khỏe mạnh. (Theo BS. Nguyễn Trọng Anh)

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 24-02-2021

    Tăng tế bào lympho là tình trạng gia tăng số lượng bạch cầu hay còn gọi là tế bào lympho. Lympho đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể chống lại bệnh tật, vì vậy thông thường số lượng lympho gia tăng tạm thời sau khi bị nhiễm

  • 20-08-2018
    Thở khò khè là tiếng rít có âm vực cao khi thở qua miệng hay mũi. Triệu chứng thường xuất hiện khi thở ra, nhưng cũng có thể nghe thấy khi hít vào.
  • 21-08-2018
    Đốm xuất huyết (Petechiae) là những chấm hay nốt tròn màu đỏ, nâu hoặc tím hiện trên da do xuất huyết. Đốm xuất huyết thường xảy ra trên một vùng da khá rộng và nhìn ban đầu thì có vẻ giống như chứng phát ban. Đốm xuất huyết không biến mất khi bạn dùng
  • 20-08-2018
    Thiếu oxy máu là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Thiếu oxy là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hô hấp, lưu thông, và có thể dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn
  • 12-06-2018
    Dịch núm vú là hiện tượng núm vú tiết ra một số loại dịch lỏng. Tiết dịch núm vú ở phụ nữ không mang thai hoặc không đang cho con bú thường không có gì bất thường, nhưng để đảm bảo an toàn, vẫn nên đến bác sĩ để
  • 11-06-2018
    Không thể thở được là một trong những cảm giác rất đáng sợ. Hụt hơi, hay còn gọi là khó thở, thường được mô tả là tình trạng thắt chặt trong lồng ngực, thiếu không khí, hoặc cảm giác nghẹt thở.