Huyết sắc tố (hemoglobin) tăng cao

Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Đây là một loại sắc tố chứa chất sắt. Lượng huyết sắc tố khác nhau nếu nằm ở tế bào hồng cầu khác nhau, vì vậy sẽ có trường hợp
Huyết sắc tố (hemoglobin) tăng cao
(Hình minh họa)

Định nghĩa

Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Đây là một loại sắc tố chứa chất sắt.
Lượng huyết sắc tố khác nhau nếu nằm ở tế bào hồng cầu khác nhau, vì vậy sẽ có trường hợp lượng huyết sắc tố tăng cao ở một vài tế bào hồng cầu trong khi ở các tế bào hồng cầu còn lại thì nó vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

Nguyên nhân

Lượng huyết sắc tố tăng cao xảy ra nhiều nhất khi cơ thể cần tăng khả năng vận chuyển oxy để cung cấp cho các tế bào, thường là do:

  • Hút thuốc
  • Sống ở những nơi cao và việc sản sinh các tế bào hồng cầu tăng để bù đắp cho nguồn oxy thiếu hụt ở đó.

Nguyên nhân ít gặp hơn gây tăng lượng huyết sắc tố bao gồm:

  • Sản sinh hồng cầu tăng lên để bù đắp cho mức oxy trong máu thấp do chức năng tim và phổi kém.
  • Rối loạn chức năng tủy xương dẫn đến tăng khả năng sản sinh ra hồng cầu.
  • Thuốc hoặc hooc-môn, phổ biến nhất là erythropoietin (EPO), có tác dụng thúc đẩy sản sinh ra hồng cầu. Tuy nhiên EPO lại không có tác dụng làm tăng huyết sắc tố nếu bạn bị bệnh thận mãn tính. Nhưng EPO doing - tiêm để tăng hiệu suất thể thao - lại khiến cho lượng huyết sắc tố tăng cao.

Các rối loạn và yếu tố dẫn đến lượng huyết sắc tố tăng cao:

  • COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) và các bệnh phổi khác
  • Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
  • Khí thủng phổi
  • Suy tim
  • Ung thư thận
  • Ung thư gan
  • Sống ở nơi cao, oxy loãng
  • Đa hồng cầu vera
  • Các bệnh tim khác
  • Các bệnh phổi khác
  • Hút thuốc, có thể dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Huyết sắc tố tăng cao hiếm khi được phát hiện một cách tình cờ. Thường thì các bác sĩ sẽ phát hiện nó như một triệu chứng của những bệnh mà bạn chủ đích khám. Trao đổi với bác sĩ để hiểu thêm về kết quả xét nghiệm, nếu muốn chắc chắn về tình trạng bệnh của mình, bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện thêm một vài kiểm tra khác.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 11-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 12-06-2018
    Dịch núm vú là hiện tượng núm vú tiết ra một số loại dịch lỏng. Tiết dịch núm vú ở phụ nữ không mang thai hoặc không đang cho con bú thường không có gì bất thường, nhưng để đảm bảo an toàn, vẫn nên đến bác sĩ để
  • 21-08-2018
    Đau khớp là cảm giác khó chịu, đau hoặc viêm phát sinh từ bất kỳ phần nào của khớp - bao gồm sụn, xương, dây chằng, gân hoặc cơ bắp. Tuy nhiên, đau khớp phần lớn vẫn liên quan đến các bệnh về viêm khớp hoặc tổn thương ngay bên trong khớp đó.
  • 20-08-2018
    Ho ra máu được gây ra bởi rất nhiều loại bệnh về phổi. Ho ra máu có nhiều hình thức khác nhau: Máu có thể màu đỏ tươi hoặc màu hồng và sủi bọt, hoặc có thể trộn lẫn với chất nhầy (đờm). Ho ra máu có thể là một dấu hiệu đáng báo động của cơ thể. Tuy nhiên,
  • 21-08-2018
    Bạch cầu ái toan là những tế báo máu trắng – một trong những thành phần quan trọng của máu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Tăng bạch cầu ái toan có thể do nhiễm kí sinh trùng, dị ứng hoặc ung thư.
  • 12-06-2018
    Nôn ra máu là tình trạng nôn ra một lượng máu đáng kể. Máu được nôn ra có thể có màu đỏ tươi, màu nâu đen hoặc nâu đậm giống như bã cà phê. Máu chảy ra từ răng, miệng, và cổ họng khi nhổ ra không được coi là nôn ra máu. Nuốt máu cam hoặc ho dữ dội có
  • 21-08-2018
    Chảy máu âm đạo bất thường là loại chảy máu trong âm đạo không liên quan đến kinh nguyệt. Đây là loại xuất huyết có dạng đốm máu nhỏ xuất hiện giữa chu kì kinh nguyệt, thường được phát hiện thông qua vết máu dính vào giấy vệ sinh sau khi lau.