Khuyết tật trí tuệ ở trẻ là gì?

Những trẻ bị khiếm khuyết ở khu vực não hoạt động trí tuệ sẽ có chỉ số IQ thấp hơn nhiều so với bình thường. Trẻ có xu hướng học tập rất chậm, khả năng đưa ra quyết định kém và giải quyết vấn đề không hiệu quả. Chỉ số IQ trung bình của một người là 100. Một đứa trẻ được cho là khiếm khuyết vùng não hoạt động trí tuệ là khi chúng có chỉ số IQ đo được trong khoảng 70 – 75.

Trẻ có thể học hỏi các kỹ năng mới nhưng tốc độ học tập của trẻ rất chậm, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của trẻ mà các bác sỹ xếp vào các tình trạng bệnh lý khác nhau.

Khuyết tật trí tuệ ở trẻ là gì?

(Ảnh minh họa).

Khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Những trẻ bị khiếm khuyết ở khu vực não hoạt động trí tuệ sẽ có chỉ số IQ thấp hơn nhiều so với bình thường. Trẻ có xu hướng học tập rất chậm, khả năng đưa ra quyết định kém và giải quyết vấn đề không hiệu quả. Chỉ số IQ trung bình của một người là 100. Một đứa trẻ được cho là khiếm khuyết vùng não hoạt động trí tuệ là khi chúng có chỉ số IQ đo được trong khoảng 70 – 75.

Còn với vùng não chỉ đạo hành vi thích nghi bị khuyết tật, trẻ học các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày một cách chậm chạp, không biết cách diễn đạt qua lời nói, tương tác với người khác và không thể học cách tự mình chăm sóc bản thân.

Để đo hành vi thích nghi của trẻ, một chuyên gia sẽ quan sát các kỹ năng của trẻ và so sánh chúng với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Thông thường, họ sẽ quan sát khả năng tự ăn, tự mặc quần áo, khả năng giao tiếp với người khác và bạn bè…

Các dấu hiệu của trẻ bị khuyết tật trí tuệ

Ngay từ trong giai đoạn phôi thai, trẻ cũng đã bộc lộ các dấu hiệu bị khuyết tật trí tuệ tuy nhiên nó thường không được các bậc cha mẹ chú ý đến cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, một số dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng này là:

  • Chậm biết đi, chỉ thích ngồi, lăn hoặc bò.
  • Chậm nói và khó khăn trong diễn đạt ý của mình với mọi người
  • Khó có thể tự mặc quần áo, đi vệ sinh hoặc tự xúc đồ ăn cho mình
  • Hành động không suy nghĩ
  • Rất dễ bị chọc giận, khó khăn khi tư duy một vấn đề.

Đối với những trẻ em bị khuyết tật trí tuệ nặng, trẻ thường mắc các bệnh khác đi kèm như rối loạn tâm trạng (lo lắng, trầm cảm, tự kỷ…) thị lực bị suy giảm sớm hoặc bị lãng tai. Khi có các triệu chứng ở trên, các bậc cha mẹ nên cho con mình đến ngay bệnh viện để khám bệnh kịp thời. Đồng thời, cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng đã được nghiên cứu khoa học cụ thể để giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đưa trẻ đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. 

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Stress cấp tính thường xảy ra khi cá nhân phải đối mặt với những tình huống tác động mạnh đến tinh thần. Đó là những tình huống gây sang chấn tâm lý rất mạnh và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Ở những cơ thể vốn đã kiệt sức và có các bệnh lý mạn tính sẽ làm cho sức khỏe càng tồi tệ hơn. Mức độ của stress cấp còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của từng cá nhân.

  • Cảm nhận của mỗi con người về việc mình là nam hay là nữ chính là định dạng giới tính. Định dạng giới tính gần như phản ánh cơ quan sinh lý của một đứa trẻ: Trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục nam học được nó là con trai, còn những trẻ có bộ phận sinh dục nữ học được nó là con gái. Định dạng giới tính khác hẳn với vai trò giới tính – vốn là những tính cách, hành vi và kỹ năng được xác định là phù hợp với nam giới hoặc nữ giới tùy theo văn hóa mỗi nước. 

  • Nếu bạn có những biểu hiện trên, đừng tuyệt vọng. Bạn đã biết mình đang bị gì rồi, phải không? Anxiety không thể làm hại bạn hoặc gây ra bất cứ tổn thương lâu dài nào về sức khỏe hay thể chất. Chìa khóa của sự hồi phục nằm ở kiến thức và sự thấu hiểu tại sao bạn lại đang cảm thấy như vậy – cái gì khiến bạn tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn đó.

  • Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh.

  • Những người có ý định tự tử có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng điều đó không có nghĩa sự giúp đỡ là không cần thiết... Hầu hết những người tự tử thường không muốn chết – họ chỉ muốn ngừng nỗi đau đớn này lại thôi. Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính hằng năm có khoảng một triệu người chết vì tự tử. Đâu là nguyên nhân khiến những người nọ tự kết liễu đời mình? Đối với những người chưa từng trải qua trầm cảm hay tuyệt vọng thì rất khó để họ hiểu được điều này. Nhưng khi một người có xu hướng muốn chết, có nghĩa là họ đang rất đau đớn đến mức chẳng thể nhìn thấy con đường nào khác.

  • Ái nhi là bản năng hay ham muốn tình dục mà người ái nhi bị thu hút bởi trẻ em thông thường ở dưới tuổi 12. Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên, tức là khoảng dưới 14 tuổi thể hiện qua các hành động nhìn ngắm, âu yếm, vuốt ve, thủ dâm và cưỡng ép quan hệ tình dục cả đồng tính.