Làm thế nào để tránh tái nghiện khi đang cai nghiện ma túy?

Điều khó khăn nhất đối với người bắt đầu cai nghiện ma túy là họ phải chịu đựng những cơn vật vã khi dừng thuốc và nhiều người đã phải bỏ dở giữa chừng vì không chịu được đau đớn. Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Cai nghiện để được tư vấn.
Wednesday, 15/08/2018

Rất nhiều người nghiện ma túy có mong muốn cai nghiện để làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với họ là việc phải chịu đựng những cơn vật vã khi dừng thuốc và nhiều người đã phải bỏ dở giữa chừng vì không chịu được những đau đớn, khó chịu này.

Cai nghiện ma túy

Lựa chọn địa điểm cai nghiện

Việc lựa chọn địa điểm cai nghiện là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định quá trình cai nghiện của bạn có thành công hay không. Bạn có thể lựa chọn cai nghiện tại trung tâm, tại bệnh viện hoặc tại nhà với điều kiện là phải tránh xa được nhóm bạn xấu rủ rê bạn nghiện ma túy.

Nếu bạn dự định cai nghiện ở bệnh viện hay trung tâm thì bạn cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, có giấy phép của Bộ Y tế. Nếu bạn cai ở nhà, bạn hãy tìm một địa điểm yên tĩnh. Nếu là nhà bạn thì bạn cần phải đảm bảo không có chút ma túy nào trong nhà và nên thay đổi số điện thoại trong thời gian cai nghiện để cắt đứt liên lạc với đám bạn xấu.

Tìm người hỗ trợ cai nghiện

Một điều chắc chắn là bạn không thể tự cai nghiện được một mình mà phải nhờ ít nhất là 1-2 người có thể là người thân, hoặc bạn bè của bạn giúp đỡ. Người đó sẽ giúp bạn chăm sóc cuộc sống hằng ngày khi bạn đang trải qua cơn vật vã và tâm sự, cũng như động viên bạn cố gắng cai nghiện. Người giúp bạn cai nghiện phải là người kiên quyết không cho bạn sử dụng ma túy, có yếu tố tâm lý cao và muốn tốt cho bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Cai nghiện trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, giải đáp thắc mắc của mình về cai nghiện.

Điều trị cắt cơn

Trong thời gian cai nghiện, người nghiện sẽ gặp phải “hội chứng cai nghiện” với các biểu hiện như:

– Thèm chất ma tuý.– Toát mồ hôi.– Chảy nước mắt, nước mũi.– Đau nhức cơ bắp.– Tăng thân nhiệt.– Buồn nôn hoặc nôn.– Tiêu chảy.– Giãn đồng tử.– Nổi da gà hoặc ớn lạnh.– Dị cảm.– Ngáp.– Mất ngủ.

Hội chứng cai nghiện sẽ khiến cơ thể người nghiện khó chịu, bất an, nhu cầu về ma túy sẽ chiến thắng ý chí và nghị lực. Người nghiện mặc dù có khả nǎng phân biệt được hành vi đúng, sai, nhưng họ không còn khả nǎng chỉ huy thân thể nữa. Vì vậy, cắt được cơn nghiện là điều kiện giúp người nghiện ma túy dễ dàng từ bỏ “chất độc” này.

Để giảm bớt những khó chịu của “hội chứng cai”, trong thời gian này bệnh nhân cần sử dụng các thuốc hỗ trợ cắt cơn, nếu không dùng các thuốc hỗ trợ sẽ rất khó vượt qua. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về thuốc hỗ trợ cắt cơn và sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Các loại thuốc cai nghiện thường dùng có các loại thuốc hướng tâm thần, các loại thuốc đối kháng (dùng naltrexone điều trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện), các loại thuốc thay thế (điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện như methadone, buprenophine, LAAM… Trong đó methadone là loại thuốc chính được sử dụng nhiều nhất hiện nay) và sử dụng thuốc Đông y. Mỗi loại thuốc này có các ưu nhược điểm khác nhau và bạn nên tìm đến sự tư vấn của nhân viên y tế để lựa chọn phương pháp thích hợp.

Ngoài ra, nếu không sử dụng thuốc, bạn cũng có thể dùng những phương pháp cắt cơn nghiện khác như dùng phương pháp điện châm hoặc liệu pháp tâm lý.

Việc cắt cơn dù dùng thuốc hay không dùng thuốc chỉ là bước khởi đầu trong quá trình cai nghiện. Mặc dù người nghiện sẽ cảm thấy khá hơn sau khi cắt cơn nghiện tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì khả năng tái nghiện lại rất cao.

Một trong những yếu tố quan trọng khác nữa trong quá trình cai nghiện đó là ý chí quyết tâm của người cai nghiện. Nếu người cai nghiện có quyết tâm cai nghiện thì việc cai nghiện sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu họ không giữ vững được lý trí, dễ sa ngã thì khả năng tái nghiện sẽ rất cao.

Chống tái nghiện sau cai

Tái nghiện ma tuý

Là hiện tượng người nghiện ma túy sau khi được điều trị cai nghiện xong lại sử dụng lại các chất ma túy. Hiện nay, tỷ lệ người cai nghiện ma túy sau đó tái nghiện trở lại lên đến 80%. Theo các chuyên gia, người nghiện ma túy sẽ tái nghiện lại sau khi cắt cơn một thời gian ngắn nếu không được tiếp tục điều trị duy trì chống tái nghiện.

Có 3 nguyên do lớn dẫn đến người nghiện hay tái nghiện là do sự lệ thuộc đối với ma túy về mặt cơ thể, về tâm lý và do môi trường, hoàn cảnh sống.

1. Sự lệ thuộc về cơ thể

Cơ thể người nghiện vô cùng phụ thuộc vào ma túy bởi đó là cơ chế thần kinh hình thành phản xạ có điều kiện. Đối với người bình thường, dưới vỏ não của họ sẽ sản xuất chất endorphine (hay thường gọi là morphin nội sinh) có tác dụng làm giảm đau đớn, mệt mỏi, phục hồi sức khỏe để cơ thể hoạt động bình thường.

Khi sử dụng ma túy, chất ma túy đi vào cơ thể có tác dụng giống như chất endorphine, kích thích hoạt động nhanh nhạy của thần kinh làm cho con người cảm thấy hết mệt mỏi, sảng khoái.

Cơ chế nghiện ma túy đó là dùng nhiều lần thành nghiên. Nếu chỉ dùng 1-2 lần thì bệnh nhân chỉ bị rối loạn hoạt động sản xuất morphin nội sinh thôi. Tuy nhiên nếu dùng nhiều lần, cơ thể sẽ ngừng hoạt động sản xuất morphin nội sinh mà phụ thuộc vào ma túy, khiến cơ thể hoàn toàn bị lệ thuộc vào chất độc này. Nếu không có ma túy, hội chứng cai sẽ xuất hiện với những triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, đau nhức, vật vã…

2. Sự lệ thuộc về tâm lý

Những người nghiện ma túy thường có tâm lý phụ thuộc mạnh mẽ vào ma túy và có thể kéo dài đến 5 năm hay lâu hơn nữa dù họ đã ngưng sử dụng.

Sự thật là, sau khi cắt cơn người nghiện vẫn sẽ thèm và nhớ ma túy trong một thời gian dài. Sau khi dùng ma túy nhiều lần, bộ não của con người đã phản ứng hàng ngày trong một thời gian dài với những cảm giác dễ chịu, sảng khoái do ma túy đem lại, dẫn đến việc hình thành những phản xạ có điều kiện trong não bộ.

Theo các chuyên gia, cơ sở sinh học của những phản xạ này rất vững chắc nên rất khó mất đi. Và cũng vì thế, khi họ gặp một yếu tố kích thích gợi nhớ chất ma túy thì các phản xạ có điều kiện đó sẽ được kích hoạt trở lại, làm xuất hiện cảm giác thèm nhớ ma túy và thúc đẩy họ tìm lại ma túy.

Những phản ứng tâm lý này cùng với sự thiếu kiểm soát môi trường sống là những yếu tố kích thích người nghiện quay trở lại sử dụng ma túy. Có nhiều trường hợp người cai nghiện đã được vài năm rồi nhưng khi bắt gặp cảnh hút thuốc phiện hay gặp lại một người bạn từng cùng sử dụng ma túy thì ký ức về những sảng khoái khi sử dụng ma túy sẽ quay lại với họ.

Hơn nữa, cảm giác thèm ma túy cũng quay về kèm theo những căng thẳng, khó chịu về mặt cơ thể như nhịp tim tăng, huyết áp tăng, hơi thở trở nên nhanh hơn, trong người thấy nôn nao, khó chịu, da gà nổi từng đợt… Phản ứng này là một trong những nguyên nhân chính khiến cho họ xuất hiện nhu cầu sử dụng lại ma túy để lấy lại cảm giác dễ chịu, loại bỏ những lo âu, căng thẳng cả về mặt cơ thể và tâm lý.

Để tránh tái nghiện trở lại do tâm lý lệ thuộc vào ma túy, người nghiện cần phải quyết tâm và luôn cảnh giác với chính mình để tránh sa ngã. Bạn cũng cần loại bỏ hoàn toàn những yếu tố có thể khơi gợi bạn nhớ đến ma túy như các đối tượng bạn xấu, những kẻ buôn bán ma túy hay những địa điểm hút chích ma túy…

3. Do hoàn cảnh sống, gia đình và xã hội

Ngoài yếu tố lệ thuộc vào ma túy thì hoàn cảnh sống và thái độ của gia đình, xã hội là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến người cai nghiện về dễ bị tái nghiện**, **nhất là ở những người lý trí không vững vàng, dễ bị rủ rê, lôi kéo.

Bên cạnh việc mời mọc, rủ rê từ những đối tượng xấu thì thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm của người thân, gia đình cũng tác động rất lớn đến người cai nghiện. Bởi sau khi cai nghiện về, người nghiện vốn có tâm lý không ổn định, hay buồn bã, chán nản. Nếu không có sự giúp đỡ, động viên, chăm sóc, yêu thương của gia đình giúp họ vượt qua những cơn khủng hoảng tâm lý này thì họ sẽ rất khó vượt qua.

Hơn nữa, người thân còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa, giám sát họ để ngăn ngừa họ tìm đến ma túy. Nếu lúc này gia đình buông lỏng khiến đối tượng xấu tiếp cận họ thì việc tái nghiện rất dễ xảy ra.

Bên cạnh trách nhiệm của người nghiện và của gia đình thì vai trò của cộng đồng cũng không thể thiếu đối với người sau cai nghiện. Sự kỳ thị, cô lập, chối bỏ của những người xung quanh sẽ tác động xấu đến việc hoàn lương của họ.

Có thể nói ngoài tinh thần tự chủ thì sự mặc cảm, kỳ thị của những người xung quanh, thái độ thờ ơ, lãnh đạm của chính gia đình và nguy cơ thất nghiệp, không có thu nhập ổn định và nguy hiểm nhất là sự kết nối của bạn nghiện là nguyên nhân lớn nhất khiến những người vừa cai nghiện về vốn đang trong tâm lý chán chường trở lại con đường cũ.

Do vậy, để người nghiện tái nhập lại với cộng đồng thì ngoài việc quét sạch các tụ điểm ma túy, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc tạo công ăn việc làm ổn định cho người nghiện có thu nhập sống, đoạn tuyệt với ma túy và hòa nhập với cộng đồng.

Theo Nhà thuốc Bông Sen

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved