Cách xử trí khi “vô tình” giẫm phải bơm kim tiêm

Thông thường, khi vô tình giẫm vào bơm kim tiêm hoặc bị vật nghi dinh máu HIV/AIDS đâm phải, nhiều người sẽ vô cùng hoang mang, lo sợ và cố nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm bởi nó hoàn toàn không làm giảm nguy cơ xâm nhiễm của virus HIV mà còn tạo thêm những tổn thương không đáng có và làm tăng khả năng xâm nhiễm của virus HIV.
Wednesday, 28/11/2018

Thông thường, khi vô tình giẫm vào bơm kim tiêm hoặc bị vật nghi dinh máu HIV/AIDS đâm phải, nhiều người sẽ vô cùng hoang mang, lo sợ và cố nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm bởi nó hoàn toàn không làm giảm nguy cơ xâm nhiễm của virus HIV mà còn tạo thêm những tổn thương không đáng có và làm tăng khả năng xâm nhiễm của virus HIV.

Phơi nhiễm HIV

Khi bị tiếp xúc với virut HIV thì bản thân bạn đã có khả năng bị “phơi nhiễm HIV”. Theo định nghĩa thì “phơi nhiễm HIV” tức là một người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nếu tiếp xúc hở với mầm bệnh. Tùy vào từng trường hợp, “phơi nhiễm” sẽ cho một tỉ lệ “lây nhiễm” nhất định, và “lây nhiễm” lại cho một tỉ lệ “mắc bệnh” nhất định.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tiếp xúc với mầm bệnh cũng được gọi là “phơi nhiễm”. Trên thực tế, HIV chỉ lây truyền qua 3 đường chính là quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền qua đường máu và từ mẹ sang con. Chính vì thế, không phải cứ tiếp xúc với mầm bệnh là bạn đã mắc HIV/AIDS, ví dụ như trường hợp tiếp xúc ngoài da.

Cách xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

Trong trường hợp có tiếp xúc với vật nghi dính máu HIV, bạn cần nhanh chóng thực hiện quy trình xử lý phơi nhiễm khi bị bơm kim tiêm nghi dính máu HIV đâm phải sau đây và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm HIV.

Trường hợp bị máu nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc bề mặt da 

  • Trường hợp ngoài da: Hãy nhanh chóng rửa sạch vết máu bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, không cần sử dụng những chất sát trùng mạnh và cũng không chà sát mạnh khiến da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm.
  • Trường hợp bị bắn vào mắt, mũi, miệng: Ngâm mắt và khịt mũi trong nước muối sinh lý 0,9% trong khoảng 5 phút, nếu bị bắn vào môi, miệng thì nên súc miệng khoảng 5 phút. Có thể ngụp mặt trong ca nước sạch và chớp mắt, khịt mũi.
  • Nếu bị bắn lên quần áo thì hãy cởi chúng ra, cho vào bao nilon và đem tiêu hủy.

Trường hợp bị đâm hoặc giẫm phải vật nhọn nghi dính máu nhiễm HIV

  • Đầu tiên, bạn cần bình tĩnh lấy vật thể gây tổn thương ra cơ thể, sau đó rửa vết thương dưới vòi nước chảy trong khoảng 5 phút. Tốt nhất là nên để máu tự chảy ra và rửa vết thương theo chiều máu chảy. Tuyệt đối không bóp, nặn máu ở vết thương.
  • Sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn như xà bông, nước muối sinh lý rồi rửa lại bằng nước sách.
  • Nếu vết thương chiếm diện tích rộng, hãy băng bó vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng cá nhân để cầm máu.
  • Trong vòng 24 giờ bạn phải nhanh chóng đến cơ sở y tế có điều trị phơi nhiễm HIV. Tại đây bạn cần nêu rõ tình huống xảy ra tai nạn, tình trạng của vật gây tổn thương (bơm kim tiêm cũ/mới, có dính máu không), cách bạn đã sơ cứu… cho bác sĩ biết.
  • Tuyệt đối không đến hiệu thuốc, hoặc tự ý mua thuốc “truyền miệng” để sử dụng

Điều trị lây nhiễm HIV

Ngày nay, Y học hiện đại đã tìm ra phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis – PEP).

Khi nghi bị phơi nhiễm HIV, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng PEP. Hiệu quả của công tác điều trị phơi nhiễm tùy thuộc vào thời gian bạn đến điều trị, thường thì nó sẽ bảo vệ bạn khoảng 90-95% trong vài giờ đầu sau khi phơi nhiễm và duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Sau khoảng thời gian này công tác điều trị sẽ không có nhiều hiệu quả.

Hiện nay các cơ sở y tế có điều trị PEP gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.

Quy trình tiếp nhận bệnh nhân phơi nhiễm

  • Bước 1: Bác sĩ tiếp nhận và đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV của nạn nhân và chỉ định điều trị dự phòng thông qua tình huống phơi nhiễm, thời điểm, thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Nếu bị kim tiêm đâm, có thể mang mẫu kim tiêm đến làm xét nghiệm.
  • Bước 2: Sau khi đánh giá trường hợp phơi nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không. nếu có sẽ dùng phác đồ nào để điều trị.
  • Bước 3: Nếu người bệnh đủ điều kiện chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nhanh HIV và sử dụng thuốc kháng virus ARV.

Quy trình điều trị phơi nhiễm HIV

  • Bước 1: Cho nạn nhân bị phơi nhiễm HIV làm xét nghiệm ngay sau khi xảy ra tai nạn.
  • Bước 2: Cho bệnh nhân điều trị phơi nhiễm HIV trong 4 tuần và sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc Retrovirrut (ARV).
  • Bước 3: Kiểm tra và xét nghiệm HIV định kỳ 3 lần: Sau 4 – 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Nếu sau 6 tháng kể từ thời điểm xảy ra tai nạn bạn đạt được kết quả là âm tính thì có thể yên tâm là bạn không nhiễm HIV/AIDS.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tiêm phòng uốn ván, viêm gan B, C và làm một số xét nghiệm tầm soát khác để phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường máu.

Nếu bạn vô tình giẫm phải bơm kim tiêm hoặc bị vật nghi dinh máu HIV/AIDS đâm phải, hãy thật bình tĩnh và xử lý cẩn thận theo các bước như trên. Hoặc Gọi thoại* *- Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Cai nghiện trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn.

Theo Nhà thuốc Bông Sen

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved