Viêm phúc mạc

Đại cương: Viêm phúc mạc là một hội chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Viêm phúc mạc là phản ứng viêm toàn bộ hoặc một phần của phúc mạc do vi khuẩn hoặc do hóa chất. Viêm phúc mạc là một tình trạng bệnh lý nặng, nó là nguyên nhân tử vong chủ yếu

Viêm phúc mạc là gì?

Viêm phúc mạc là phản ứng viêm toàn bộ hoặc một phần của phúc mạc do vi khuẩn hoặc do hóa chất gây ra. Đây là một bệnh ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu trong ngoại khoa, chiếm tới 60 - 70%. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, xử trí đúng và kịp thời.

(Ảnh minh họa)

Nhiễm khuẩn phúc mạc thường tiến triển nặng do:

  • Nhiều loại vi khuẩn đường tiêu hóa có độc tính cao gây.
  • Phúc mạc là màng bán thấm, lại có diện tích xấp xỉ diện tích da (1,5 - 2m2) nên khả năng hấp thu chất độc rất nhanh, dễ gây sốc và nhiễm độc.
  • Dễ lan tràn khắp ổ bụng do nhu động ruột.

Triệu chứng của bệnh viêm phúc mạc

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Những triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và bao giờ cũng có trong viêm phúc mạc. Đau bụng tăng lên khi chạm vào hoặc đi vệ sinh. Trong viêm ruột thừa, bệnh nhân đau bụng âm ỉ liên tục vùng hố chậu phải, đau tăng dần, sau lan ra khắp bụng. Trong thẩm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật, lúc đầu bệnh nhân biểu hiện cơn đau quặn gan (đau từng cơn vùng hạ sườn phải lan ra sau lưng và lan lên vai) sau đó đau khắp bụng.
  • Buồn nôn và nôn: Ban đầu buồn nôn và nôn là triệu chứng của phúc mạc bị kích thích, về sau nôn là biểu hiện của tắc ruột cơ năng do liệt ruột.
  • Chướng bụng: Bụng chướng ít hoặc chướng nhiều có khi rất căng. Do hiện tượng liệt ruột cơ năng làm cho dịch và hơi ứ đọng trong lòng ruột nên bụng chướng. Bụng kém di động theo nhịp thở, có khi không di động đặc biệt trong dạ dày. Nhìn thấy các cơ thành bụng nổi toàn bộ hoặc một phần.
  • Tiêu chảy
  • Táo bón hoặc không trung tiện (xì hơi) được
  • Chán ăn
  • Khát nước, tiểu ít, môi khô, da khô, đàn hồi da giảm do tình trạng mất nước và điện giải
  • Sốt cao 39 - 40 độ kèm theo rét run, nhưng có khi không sốt do tình trạng quá suy kiệt
  • Mệt mỏi, bơ phờ, da tái xanh, nhớp nháp mồ hôi, chân tay lạnh. Nặng hơn có thể li bì, bán mê, hôn mê.
  • Huyết áp hạ tối đa hoặc tối thiểu, có khi rất thấp.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Trước khi khám, bạn có thể tải ảnh hoặc video mô tả triệu chứng của khớp, đơn thuốc, x-quang... để bác sĩ xem và tư vấn chính xác. Sau khi tư vấn hoàn tất, bạn nhận dặn dò, chẩn đoán và kê toa của bác sĩ.

Nguyên nhân gây viêm phúc mạc

  • Do vi khuẩn: Có thể chỉ có một loại vi khuẩn gây bệnh trong viêm phúc mạc tiên phát, hoặc nhiều loại vi khuẩn trong viêm phúc mạc thứ phát, mà chủ yếu là vi khuẩn gram âm.
  • Do các loại dịch: Dịch dạ dày, ruột, máu, nước tiểu, dịch cổ chướng bội nhiễm.

Các yếu tố nguy cơ

Điều trị viêm phúc mạc

Bước đầu tiên của việc điều trị là cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân thường được sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Nếu bạn bị viêm ruột, áp xe (một khối chứa mủ), hoặc viêm ruột thừa vỡ thì phẫu thuật cần được thực hiện để lấy bỏ tổ chức nhiễm trùng.
Nếu bạn đang lọc màng bụng và bị viêm phúc mạc, bạn cần chờ đến khi điều trị khỏi nhiễm trùng để tiếp tục sử dụng lọc màng bụng. Trong quá trình đó, bạn cần sử dụng một phương pháp lọc máu khác, ví dụ như chạy thận nhân tạo. Việc điều trị phải được tiến hành kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Phòng ngừa viêm phúc mạc

Thông thường, bệnh liên quan đến thẩm phân phúc mạc là do vi trùng xung quanh ống thông. Nếu phải thẩm phân phúc mạc, thực hiện các bước sau đây để ngừa bệnh:

  • Rửa tay, bao gồm bên dưới móng tay và giữa các ngón tay, trước khi chạm vào các ống thông.
  • Làm sạch da xung quanh ống thông với chất khử trùng hàng ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ.
  • Nếu đã có bệnh tự phát trước đó, hoặc nếu có tích tụ chất dịch phúc mạc do bệnh khác như xơ gan, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để phòng ngừa bệnh.

Wellcare tổng hợp

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm. Đây là chứng viêm (sưng, đỏ) ở âm đạo, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Một trong số đó là nhiễm nấm men Candida albicans. Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida rất phổ biến. Khoảng 75% phụ nữ trên

  • 28-05-2018
    Bình thường nước tiểu chỉ chảy một chiều từ thận xuống bàng quang (hay còn gọi là bọng đái). Nếu nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên thận thì được gọi là trào ngược bàng quang – niệu quản. Khi xảy ra tình trạng này, vi trùng có thể xâm nhập vào thận
  • 28-05-2018
    Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Say nắng,
  • 28-05-2018
    Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm. Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ
  • 28-05-2018
    Mất tóc vòng tròn, có 1 hay nhiều vùng, có thể dính nhau. Tóc hình chấm than ở mép vùng mất tóc. Rụng tóc vùng lan tỏa, tóc mỏng, có thể khó phân biệt với mất tóc hình thái, rụng tóc thời kỳ nghỉ, mất tóc trong bệnh tuyến giáp. Tóc mới phát triển lại
  • 28-05-2018
    Cơ thể người gồm có hai quả thận ở mỗi bên của ổ bụng. Chúng có chức năng tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa xuống bàng quang nhờ hai niệu quản. Tại bàng quang, nước tiểu được dự trữ và thải ra ngoài qua niệu đạo.