Rụng tóc vùng (Alopecia Areata)

Mất tóc vòng tròn, có 1 hay nhiều vùng, có thể dính nhau. Tóc hình chấm than ở mép vùng mất tóc. Rụng tóc vùng lan tỏa, tóc mỏng, có thể khó phân biệt với mất tóc hình thái, rụng tóc thời kỳ nghỉ, mất tóc trong bệnh tuyến giáp. Tóc mới phát triển lại

Phân loại

Mất tóc vòng tròn, có 1 hay nhiều vùng, có thể dính nhau. Tóc hình chấm than ở mép vùng mất tóc.
Rụng tóc vùng lan tỏa, tóc mỏng, có thể khó phân biệt với mất tóc hình thái, rụng tóc thời kỳ nghỉ, mất tóc trong bệnh tuyến giáp. Tóc mới phát triển lại mịn mảnh, thường trắng hay xám.
Rụng tóc toàn bộ (Alopecia totalis): Da bề mặt nhẵn thín, hơi teo và có thể lan rộng toàn bộ da đầu, lông mày gây rụng tóc toàn bộ, có trường hợp rụng cả lông ở những nơi khác.
Rụng tóc lông toàn cơ thể (Alopecia universalis): Mất toàn bộ tóc da đầu và cơ thể vĩnh viễn.
Rụng tóc vùng, điểm (Alopecia ophiasis): Hình thái kiểu dãi của tóc mất trên vùng ngoại vi của da đầu.
Tiến triểnTiến triển xấu khi rụng tóc vùng xảy ra thời thơ ấu. Rụng lông cơ thể, có thể ảnh hưởng đến móng. Nếu xảy ra sau dậy thì, 80% tóc mọc lại với rụng tóc điểm và toàn thể. Rụng tóc lông toàn cơ thể dưới 10%, lành tự phát. Tái phát rụng tóc vùng thường xảy ra.

Triệu chứng lâm sàng

Tóc rụng dần dần trong vài tuần đến vài tháng. Những đám rụng tóc vùng có thể ổn định và thường mọc lại tự động trong thời gian nhiều tháng. Có thể xuất hiện đám rụng tóc vùng mới trong lúc những đám khác đang mọc lại. Trường hợp nặng có thể tiến triển đến hói đầu. Da không có biểu hiện gì đặc biệt hoặc có thể có đỏ da ít ở vùng rụng tóc.

Nguyên nhân và dịch tễ.

Rụng tóc vùng hay trụi tóc từng mảng là một bệnh tự miễn khá phổ biến được bác sỹ Cornelius Celsus đầu tiên và gọi nó là Ophiasis, một số nhà nghiên cứu về da liễu vẫn thường gọi là rụng tóc Celsus. Ngày nay, Ophiasis được biết đến như là một loại rụng tóc từng vùng. Nguyên nhân chưa được rõ, đặc trưng bởi một, vài hoặc nhiều đám rụng tóc hình tròn, hình oval ở da đầu và có thể rụng lông tóc ở các nơi khác nhau như râu, lông mày, lông mi, lông mu, lông da.
Tỷ lệ mắc khoảng 0,2% dân số, 1,7% dân số trong cuộc đời bị rụng tóc vùng. Khoảng 10-20% bệnh nhân có tiền sử gia đình. Bệnh gặp ở cả 2 giới, mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu khởi đầu ở người dưới 25 tuổi. Bệnh có thể giảm tự nhiên và thường hay tái phát. Các bệnh nhân này đa số khoẻ mạnh nhưng thường bị bạch biến hay các bệnh về tuyến giáp nhiều hơn người khác.
Alopecia areata được xem như là một bệnh tự miễn do có sự hiện diện của bạch cầu CD4 và CD8 dạng hoạt động chung quanh các nang tóc đang tiến triển và rụng tóc từng mảng có thể tạo ra bằng thực nghiệm khi truyền các tế bào T lympho của chuột bị bệnh sang chuột bị suy giảm miễn dịch.
rụng tóc vùng
Hình minh họa

Điều trị

Bệnh nhân bị Alopecia areata được điều trị đồng thời giữa sự điều hoà hệ miễn dịch chung và điều trị miễn dịch tại chỗ. Điều trị có hiệu quả tốt nhất ở các trường hợp rụng tóc vừa phải và không có hiệu quả trong các trường hợp rụng tóc hoàn toàn. Các nang tóc không bị phá huỷ ở các bệnh nhân bị Alopecia areata và khả năng mọc tóc lại vẫn có thể. Kinh nghiệm của nhiều tác giả cho thấy với các trường hợp tóc rụng không quá một nửa toàn bộ da đầu và thời gian rụng không quá 2 năm, việc điều trị thường cho kết quả tốt. do vậy việc điều trị Alopecia areata cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Corticoid
Glucocorticoides có thể được dùng chích tại chỗ cho các bệnh nhân bị Alopecia areata có tổn thương giới hạn ở da đầu, chân mày và râu. Thuốc thường dùng là Triamcinolone acetonide10mg/ml được chích dưới da với liều rất nhỏ, mỗi lần < 0.1ml chung quanh sang thương. Tóc mới sẽ mọc sau 4 tuần,tác dụng phụ chủ yếu là teo da. Việc điều trị được lặp lại sau 4 – 6 tuần. Một số bệnh nhân Alopecia areata ở mức độ vừa có thể không có đáp ứng với trị liệu bằng phương pháp này.
Glucocorticoides dùng tại chỗ sẽ có tác dụng tốt nếu có sự phối hợp với các phương pháp điều trị khác như: Minoxidil, chiếu UVA hay UVB phổ hẹp họăc Glucocorticoides toàn thân. Glucocorticoides toàn thân cũng rất hiệu quả nhưng ít khi dùng vì có nhiều tác dụng phụ, chỉ định cho các bệnh nhân bị Alopecia areata dạng tiến triển nhanh hay các trường hợp chậm đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Minoxidil
Dung dịch Minoxidil 5% dùng tại chỗ 2 lần/ngày có hiệu quả nhất trong việc điều trị Alopecia areata ở nữ giới. Nó kích thích tốt sự mọc tóc ở các bệnh nhân rụng tóc lốm đốm nhưng không hiệu quả ở các bệnh nhân rụng tóc hoàn toàn. Minoxidil có thể dùng tại chổ ở da đầu, chân mày hay vùng có râu của nam giới. Tóc thường mọc lại trong vòng 12 tuần sau điều trị và đáp ứng kéo dài 1 năm. Việc điều trị cần kéo dài cho đến khi tóc mọc lại hoàn toàn. Minoxidil 5% có tác dụng tốt sau 1 năm điều trị, tóc mọc lại đạt yêu cầu thẩm mỹ cho khoảng 40% trường hợp bệnh nhân rụng từ 25% đến 99% tóc.
Kích thích miễn dịch tại chỗ
Đây là phương pháp điều trị tương đối hiệu quả cho các bệnh nhân bị Alopecia areata mãn tính với số lượng tóc rụng >50% da đầu.Bệnh nhân được gây cảm ứng bằng cách dán vào da đầu trên một diện tich hẹp một loại kháng nguyên mạnh ví dụ diphenylcyclopropenone  hay diphencyprone squaric acid dibutyl ester nồng độ 2%, rửa sạch sau 48h. Vùng da đó sẽ bị viêm da dị ứng tiếp xúc đủ gây một phản ứng miễn dịch. Sau đó thoa toàn bộ vùng da bị rụng tóc mỗi tuần 1 lần với nồng độ kháng nguyên pha loãng tăng dần. Da chỗ thoa thuốc sẽ nổi hồng ban tróc vảy, ngứa ít và tóc sẽ mọc sau 3 đến 12 tháng.
Cơ chế mọc tóc do sự cảm ứng tiếp xúc chưa được biết rõ có thể do sự tăng sinh của tế bào T ức chế không đặc hiệu hay sự ức chế của proinflammatory cytokines. Một cơ chế khác là phản ứng miễn dich viêm da tiếp xúc sẽ lập lại thế cân bằng của đáp ứng miễn dịch Th1-Th2. 40% - 60% bệnh nhân rụng tóc 50% - 99% diện tích da đầu và 25% bệnh nhân rụng tóc toàn bộ đạt được yêu cầu thẩm mỹ khi tóc mọc lại sau điều trị bằng phương pháp miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên tóc có thể rụng lại sau một thời gian khi phản ứng viêm da không còn. Tác dụng phụ của điều trị miễn dịch tại chỗ thường là ngưá và nổi hạch bạch huyết vùng cổ. Có thể xuất hiện bệnh bóng nước hay chàm toàn thân, tăng sắc tố, giảm sắc tố, mề đay, hồng ban đa dạng. Do đó, việc điều trị bằng phương pháp này chỉ được thực hiện ở bệnh viện.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Nước ối là một chất lỏng không màu bao quanh thai nhi trong tử cung. Nó bảo vệ thai nhi chống lại việc nhiễm khuẩn của cả thai nhi và tử cung. Nước ối cần thiết cho sự sống và sự phát triển của thai nhi đặc biệt là các bộ phận chức năng như phổi và thận.
  • 28-05-2018
    Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau,
  • 28-05-2018
    Zona tai (hay còn được gọi là bệnh giời leo) là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi bạn nhiễm virus zona và virus này tấn công các dây thần kinh ở gần tai của bạn. Bệnh giời leo gây những mảng phát ban bóng nước, liệt cơ mặt và giảm thính giác. Khi
  • 28-05-2018
    Tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm có cồn như rượu có thể dẫn đến ba bệnh lý tại gan – gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Nếu uống rượu trong giới hạn cho phép dưới đây thì ít có khả năng mắc phải các bệnh lý kể trên. Trong trường hợp mắc bệnh gan do rượu,
  • 21-02-2019

    Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (thế giới: 60-70%; Việt Nam 90-93%). Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi

  • 28-05-2018
    Cơ thể người gồm có hai quả thận ở mỗi bên của ổ bụng. Chúng có chức năng tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa xuống bàng quang nhờ hai niệu quản. Tại bàng quang, nước tiểu được dự trữ và thải ra ngoài qua niệu đạo.