Trào ngược bàng quang – niệu quản

Tìm hiểu Bệnh Trào ngược bàng quang – niệu quản với bác sĩ giỏi khoa Tiết niệu để được tư vấn điều trị và phòng ngừa biến chứng

Thursday, 19/10/2017

Trào ngược bàng quang niệu quản là gì?

(Ảnh minh họa)

Bình thường nước tiểu chỉ chảy một chiều từ thận xuống bàng quang (hay còn gọi là bọng đái). Nếu nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên thận thì được gọi là trào ngược bàng quang – niệu quản. Khi xảy ra tình trạng này, vi trùng có thể xâm nhập vào thận và gây nhiễm trùng đường tiết niệu (còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu). Nếu hiện tượng trào ngược không được chẩn đoán một thời gian dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng và suy thận. Những trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu có nguy cơ bị trào ngược bàng quang niệu quản vào khoảng 1/3.

Những loại xét nghiệm nào bác sĩ sẽ thực hiện?

Có một số xét nghiệm giúp bác sĩ quan sát được đường tiết niệu của bé. Siêu âm là một cách giúp cho bác sĩ nhìn được tốt thận và bàng quang mà không làm cho các bé bị đau.Chụp X-quang bàng quang - niệu đạo khi tiểu cũng là một cách tốt để quan sát bàng quang, thận và niệu quản của các bé. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ vào bàng quang của bé rồi truyền chất lỏng qua ống vào bàng quang. Chất lỏng này xuất hiện trên X-quang khi bàng quang được làm đầy và khi bé tiểu.Một liệu pháp khác được gọi chụp bàng quang niệu đạo có phóng xạ (radionuclide cystogram – RNC) đôi khi được sử dụng đối với những bé bị nhiễm trùng đường tiểu. Đối với liệu pháp này, bác sĩ sẽ đưa một lượng nhỏ thuốc phóng xạ vào dòng máu của bé bằng đường truyền tĩnh mạch. Sau đó, bác sĩ sẽ chụp ảnh của thận và bàng quang với một máy ảnh đặc biệt. Đây là một xét nghiệm rất tốt cho việc tìm kiếm những vết sẹo ở thận. Và liệu pháp này thường được sử dụng đối với các bé được chuẩn đoán là mắc bệnh trào ngược bàng quan – niệu quản.Xét nghiệm được thực hiện sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, số lần bị nhiễm trùng tiểu và độ nặng của những lần đó.

Điều trị bệnh trào ngược bàng quang-niệu quản bằng cách nào?

Trào ngược có thể tự khỏi. Hầu hết các bé bị trào ngược thường không cần điều trị gì đặc biệt ngoài việc thường xuyên khám bác sĩ. Tuy nhiên, ở một số trẻ thì cần phải dùng kháng sinh mỗi ngày để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu.

Có cần phẫu thuật không?

Hầu hết các bé bị trào ngược không cần phẫu thuật. Những bé bị nhiễm trùng đường tiểu liên tục trong khi đang uống thuốc kháng sinh, hoặc các bé phát triển những vết sẹo mới ở thận, hoặc các bé có cấu trúc của đường tiết niệu bất thường hoặc có trào ngược nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật. Nếu con bạn cần phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ thảo luận những vấn đề này với bạn.

Biên dịch - Hiệu đính: TS. Nguyễn Hồ Minh Trang 

Ts.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Nguồn: Y học cộng đồng

LogoWellcare
Chúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.

Download the app

Get it on Google PlayDownload on the App Store

Follow Us

(+84) 028 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved