Các rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són)

Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm. Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ
Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm.
Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ ngủ trên giường khô ráo, đây là dạng đái dầm týp 1 (primary nocturnal enuresis: đái dầm ban đêm tiên phát).
Khoảng 3-8% trẻ em từ 5-12 tuổi có lúc đã ngừng đái dầm được 6 tháng, rồi lại đái dầm trở lại, là dạng đái dầm týp 2 (secondary nocturnal enuresis: đái dầm ban đêm thứ phát).
Có tới 2-5% trẻ em đã lớn rồi, ở tuổi vị thành niên, vẫn còn đái dầm.
Trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ thuở nhỏ hay đái dầm thì 40% con cái của họ cũng sẽ bị đái dầm. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh đái dầm thì 70-75% con cái của họ sẽ bị bệnh đái dầm.

Triệu chứng, biểu hiện đái dầm

Triệu chứng, biểu hiện đái dầm

Bị căng thẳng tâm lý.
Khi ngủ hay ngáy to, vì bị sùi vòm họng hay còn gọi là V.A, hay có cục thịt thừa trong cổ họng.
Đi tiểu thường xuyên, bị buốt đường tiểu (nhiễm trùng đường tiểu).
Đi tiểu són. Con gái thường ngồi đè lên chân hay chân ngồi bắt chéo để chặn đường tiểu. Còn con trai thì lấy tay bụm lại.
Đi tiểu nhiều, giảm cân (bị bệnh đái tháo đường hay bệnh thận).
Đường tiểu yếu, cả đêm hay ngày đều hay tiểu són (bị nghẹt đường tiểu).
 

Nguyên nhân đái dầm

Nguyên nhân đái dầm

Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng của chứng đái dầm, nhưng có thể do rất nhiều nguyên nhân sau:

Nguyên nhân về thể chất

Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang; khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá; không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu; nhiễm trùng đường tiểu; không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thần kinh; động kinh vào ban đêm...
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.

Nguyên nhân về cảm xúc

Đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến cảm xúc như sự chống lại những áp đặt quá đáng của bố mẹ, bắt con cái phải nghe theo họ, chẳng hạn như con cái phải luôn sạch sẽ, khô ráo...
Hoặc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo hay tiểu học, trẻ gặp những khó khăn trong học hành.
Mẹ của trẻ sinh em bé, trẻ ít được quan tâm hơn hoặc được quan tâm nhưng không bằng lúc trước.
Bố mẹ thiếu khuyến khích, hoặc có những mong đợi, kỳ vọng quá sức đối với trẻ khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng.
Cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh chế giễu chê bai sẽ làm cho chứng đái dầm thêm trầm trọng hơn.

Các yếu tố nguy cơ gây đái dầm

Các yếu tố nguy cơ gây đái dầm

  • Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá.
  • Không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu.
  • Không kiểm soát được cơ bàng quang.
  • Chậm phát triển hệ thần kinh cũng có thể sinh ra đái dầm.

Điều trị chứng đái dầm

Điều trị chứng đái dầm

Những thuốc chữa đái dầm gồm có: oxybutynin chloride (ditropan), imipramine HCl (tofranil), desmopressin acetate (DDAVP). Thuốc chữa đái dầm thường phức tạp, tùy theo những trường hợp khác nhau, cần có đơn của bác sĩ và cần có bác sĩ theo dõi.
Những phương pháp chữa đái dầm khác:
  • Tùy theo môi trường xung quanh: thường thì khi đưa con đi khám bệnh đái dầm, bố mẹ đã thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm cách giảm bệnh đái dầm. Ví dụ như hạn chế không cho con uống nhiều nước trước khi đi ngủ, hay đánh thức con dậy đi tiểu trước khi bố mẹ đi ngủ.
  • Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng ni-lông trên giường, tốt hơn là bắt trẻ đóng tã giấy. Nên để đèn đêm gần chỗ đi tiểu, để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu.
  • Nên giúp đỡ trẻ qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm để có thể làm được những gì cần phải tự làm. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu, hay đêm nào không bị đái dầm, thì nên khen ngợi. Phương pháp này có thể giúp trẻ khỏi hẳn đái dầm, tỉ lệ lên đến 25%. Phương pháp này cũng giúp trẻ thêm tiến bộ tự kiểm soát được đái dầm, khoảng 75%.
  • Tập luyện bàng quang, nhất là trong trường hợp bàng quang quá nhỏ. Tập luyện bằng cách lúc đang đi tiểu, tự ngừng lại, kéo dài đường tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước ban ngày.
  • Dụng cụ báo động lúc đái dầm: có lẽ đây là phương pháp hiệu quả nhất để chữa bệnh đái dầm. Dụng cụ nối với đồng hồ báo thức gài vào trong quần lót của trẻ. Khi đái dầm, nước tiểu trong quần làm tăng độ ẩm giúp phát ra tín hiệu làm đồng hồ reo vang, đánh thức trẻ dậy đi tiểu. Thường thì phải cần tới 3 tuần mới thấy hiệu quả.
  • Đôi khi có thể dùng phương pháp tổng hợp: vừa dùng thuốc, vừa dùng đồng hồ báo thức cũng cho kết quả tốt.

Phòng ngừa đái dầm

Phòng ngừa đái dầm

Trị liệu tâm lí:
  • Liệu pháp nâng đỡ: trang bị kiến thức cho gia đình như: đái dầm không phải do trẻ cố ý mà chỉ đơn giản là do trẻ không thể kiểm soát được cơ bàng quang khi ngủ. Động viên, thông cảm, tránh chê bai và đánh mắng trừng phạt trẻ. Tạo cho trẻ cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương làm cho trẻ cảm thấy tự tin, giảm lo lắng. Điều này cũng đã đem lại hiệu quả cho một số trường hợp ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.
  • Kết hợp với gia đình và nhà trường loại trừ các yếu tố tâm lý gây đái dầm.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước vào buổi tối.
  • Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.
  • Đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm với khoảng thời gian lùi dần về sáng. Chú ý là khi trẻ tỉnh ngủ hẳn mới cho trẻ đi tiểu. Nếu trẻ hay đái dầm vào một giờ xác định (ví dụ 2 giờ sáng) thì có thể đặt đồng hồ báo thức sớm hơn giờ đó (ví dụ 1 giờ 30 phút) để trẻ thức dậy đi đái.
  • Cho trẻ tự theo dõi đái dầm của mình bằng vẽ tranh: Vẽ ông mặt trời khi không đái dầm, vẽ đám mây mưa khi bị đái dầm để trẻ tự thấy sự tiến bộ của mình.
  • Khuyến khích khen thưởng, động viên kịp thời khi trẻ có tiến bộ sau mỗi ngày, mỗi tuần.
  • Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh, thay ga giường, chiếu khi bị đái dầm với thái độ dịu dàng.
  • Tập luyện bàng quang: hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng.

Kinh nghiệm dân gian chữa đái dầm

Kinh nghiệm dân gian chữa đái dầm

Đái dầm là một bệnh hay gặp ở trẻ em 3 tuổi trở lên, khi trẻ em ngủ sâu, đái mà không biết, đôi khi nằm mê đi đái ở ngoài nhưng thực tế đái ở giường, khi quần ướt trẻ tỉnh dậy, mỗi đêm có thể đái dầm 1-2 lần, được coi là bệnh khi trẻ lên 5 tuổi. Bệnh có thể kéo dài đến tuổi thanh niên.
Ngoài ra chứng này có khi do trẻ từ bé không để ý đến rèn luyện thành thói quen. Chứng đái dầm tuy phần nhiều ở trẻ em nhưng người lớn mà mắc thì cũng thường thấy trên lâm sàng. Nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm do thận khí hư hàn, không ước thúc được bàng quang, do cơ chế suy nhược của phế, tỳ bị hư hoặc do thói quen xấu ở trẻ em. Ngoài ra có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục hoặc bệnh giun kim ở trẻ em. Với người lớn có thể còn do suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

Ở thể phế khí hư, tỳ hư

triệu chứng gồm đái dầm nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm...
Bài 1: Cổ phù thang gia giảm
Hoàng kỳ 12g Thăng ma 8g
Ích trí nhân 8g Ích mẫu 8g
Đương quy 8g Phục thần 8g
Sa uyển tật lê 8g Bạch thược 8g
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2:
Hoài sơn 12g Tang phiêu diêu 8g
Đảng sâm 12g Thỏ ty tử 8g
Mạch môn 8g Kỷ tử 8g
Khiếm thực 12g Sa sâm 8g
Sắc uống ngày 1 thang.

Ở thể can kinh uất nhiệt

triệu chứng là đái dầm, nước tiểu vàng, bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Bài 1: Long đảm tả can thang gia giảm
Long đảm thảo 6g Sài hồ 8g
Sinh địa 8g Hoàng bá 6g
Mộc thông 8g Chi tử 8g
Cam thảo 6g Tri mẫu 8g
Sắc uống ngày 1 thang.

Ở thể thận khí hư hàn

triệu chứng gồm đái dầm khi ngủ, có khi đi đái 2-3 lần 1 đêm, sắc mặt trắng sợ lạnh, lưng gối mỏi mệt, đái nhiều lần, nước tiểu trong dài...
Bài 1:
Tổ con bọ ngựa 40g
Ích trí nhân 40g
Hoàn tán, ngày uống 10g
Bài 2:
Đẳng sâm 12g Thỏ ty tử 8g
Ba kích 8g Ích trí nhân 8g
Phá cố chỉ 12g Tổ con bọ ngựa 12g
Sắc uống ngày 1 thang.
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí bị tích tụ giữa phổi và thành ngực (còn gọi là khoang màng phổi). Không khí vào khoang màng phổi có thể có từ phổi hoặc từ bên ngoài cơ thể.
  • 28-05-2018
    Viêm xương chũm là bệnh nhiễm trùng ở chỗ lồi ra của xương sọ nằm sau tai gọi là mấu chũm. Bệnh có thể phá hủy phần xương này, kéo theo mất khả năng nghe. Đây là bệnh tai mũi họng khá phổ biến và nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tử vong.
  • 17-10-2018

    Là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do Human Papillomavirus (HPV) gây ra, có mối liên quan giữa bệnh mồng gà và HPV. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 tháng, cũng có thể lâu hơn từ vài tháng đến 1 năm. Lứa tuổi mắc nhiều nhất là từ 20-45 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh

  • 28-05-2018
    Thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui qua một lỗ hở của thành bụng ở vùng rốn và làm rốn phồng lên. Thoát vị rốn thường xảy ra ở tuổi nhũ nhi, nhưng cũng có khi gặp ở người lớn. Mỗi khi bé khóc, bạn có thể thấy rốn của bé phồng lên rõ rệt. Đó
  • 28-05-2018
    Viêm phế quản mạn tính (viêm phế quản mạn) là tình trạng viêm (hoặc dễ bị kích thích) của đường thở trong phổi. Đường thở là những đường dẫn khí vào bên trong phổi, còn được gọi là cây phế quản. Khi đường thở bị kích thích sẽ gây tăng tiết đàm nhầy.
  • 28-05-2018
    Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là một dạng thiếu hụt máu ở hệ thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong khoảng vài phút. Bệnh còn được gọi là đột quỵ nhẹ. Bệnh xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu. Bạn sẽ có nguy