Viêm gân

Gân là phần dây chằng nối giữa 2 đầu xương hoặc nối giữa cơ với xương. Vì vậy có nhiều tên gọi khác nhau liên quan tới vị trí có gân: gân khớp bàn tay, gân khớp đùi... Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau hoặc sưng, nề, tấy, đỏ...

Viêm gân là bệnh gì?

Gân là phần dây chằng nối giữa hai đầu xương hoặc nối giữa cơ với xương. Vì vậy có nhiều tên gọi khác nhau liên quan tới vị trí có gân: gân khớp bàn tay, gân khớp đùi...
Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau hoặc sưng, nề, tấy, đỏ...
Viêm gân không loại trừ bất cứ vị trí nào và có thể bị viêm một gân hoặc nhiều gân nhưng hay xảy ra trên những gân bao quanh các khớp xương/cơ phải vận động nhiều như bánh chè (viêm gân bánh chè); gân cơ tứ đầu đùi (viêm gân cơ tứ đầu)...

Triệu chứng, biểu hiện viêm gân
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh viêm gân

Mức độ nhẹ

Triệu chứng chủ yếu là đau: đau ngày càng tăng dần, âm ỉ, hiếm khi là đau kinh khủng; đau tập trung; đau có tính chất chu kỳ, đi từ đau liên tục, sau đó đến đau mạnh, giảm dần rồi lại tăng lên. Tiến triển đau có thể nhiều tháng.
Viêm gân có thể khỏi tự nhiên hoặc trở thành mạn tính. Có các trường hợp đứt gân do viêm là những biến chứng tuy hiếm nhưng rất nặng: có thể gặp đứt gân bánh chè hay đứt gân cơ tứ đầu.
Triệu chứng khi đó biểu hiện bằng đau tăng đột ngột sau một cú nhảy... đồng thời mất hoàn toàn chức năng vận động của cơ.

Mức độ nặng

Đau ngày càng tăng, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt; đau kèm theo sưng, nóng, đỏ...

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm gân đều có thể tự điều trị được. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị nếu tình trạng bị đau gân kéo dài và cản trở sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân gây viêm gân

  • Viêm gân có thể do nhiều lý do nhưng hoạt động thể thao là nguyên nhân chính.
  • Thường xuyên phải luyện tập các bài tập nặng, gân phải hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại một động tác là yếu tố khởi động quá trình viêm gân.
  • Sự co gân mạnh có thể sau những động tác đột ngột như một cú sút bóng, bay bắt bóng... hay hoạt động cố gắng quá trong thi đấu: dừng lại đột ngột, hay những cú nhảy...
  • Đôi khi là do chấn thương trực tiếp, đặc biệt là ở gân bánh chè, ở bàn chân, đầu gối...
  • Rất hiếm gặp các bệnh lý do trượt của gân trên tổ chức khác: như cân đùi trượt ở trên bề mặt lồi và đầu dưới xương đùi.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm gân

  • Tuổi tác: Ở người già, do gân trở nên ít linh hoạt nên dễ bị tổn thương hơn.
  • Nghề nghiệp: Liên quan đến những tác động trực tiếp/gián tiếp các vùng gân như:
    •  Chuyển động lặp đi lặp lại;
    • Tư thế làm việc khó khăn;
    • Có sự rung động; 
    • Vị trí làm việc ở trên cao;
    • Làm việc quá sức;
    • Thể thao: Bạn dễ bị viêm gân nếu môn thể thao bạn tham gia liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại, đặc biệt là khi kỹ thuật của bạn không đúng.

Chẩn đoán bệnh viêm gân

Chẩn đoán được đưa ra khi:

  • Có dấu hiệu đau như mô tả ở phần triệu chứng.
  • Khám lâm sàng có những điểm đau rất rõ nét ở gân bánh chè, xung quanh các điểm bám của gân ở bánh chè.

Xét nghiệm cần thực hiện:

  • Chụp phim thấy gân dày lên, có thể có điểm vôi hoá...
  • Siêu âm nhìn thấy điểm vôi hóa
  • Chụp IRM (cộng hưởng từ) thấy dấu hiệu viêm gân

Điều trị bệnhviêm gân

Nghỉ ngơi

Không cần chỉ định nghỉ hoàn toàn. Thực tế, nghỉ hoàn toàn có hại hơn là có lợi. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho teo cơ và giảm thời gian phục hồi chức năng.
Thường chỉ định cho nghỉ phù hợp với thời gian đau. Để giảm bớt gánh nặng cho gân phải dùng nạng để đi lại, có khi phải dùng cả nẹp gối có khớp vận động dể cố định gối.

Điều trị thuốc

Điều trị các thuốc chống viêm giảm đau, không cortisone, rất có tác dụng lên gân cơ tứ đầu và gân bánh chè. Chỉ định dùng thuốc trong những trường hợp cấp tính, ngược lại trong trường hợp mãn tính, nó không có tác dụng nhiều. Sử dụng thuốc ở các dạng khác nhau: viên, gel, hay kem bôi bên ngoài,...
Điều trị tiêm thuốc bằng nhiều mũi nhỏ kết quả không ổn định. Người ta thường phải phối hợp thuốc chống viêm, thuốc giãn mạch và thuốc tê. Phần lớn các trường hợp lại cho kết quả tốt.

Phục hồi chức năng

Là một trong những điều trị quan trọng của viêm gân. Biện pháp vật lý trị liệu (siêu âm, sóng ngắn, laser,...) xoa bóp, tăng vận động cơ, kéo dài cơ cũng có tác dụng tốt.

Điều trị phẫu thuật

Rất ít khi cần. Chỉ định trong trường hợp thất bại khi điều trị nội khoa kéo dài không kết quả. Đặc biệt là đau kéo dài và cản trở hoạt động thể thao.

Phòng ngừa bệnh viêm gân

Để làm giảm cơ hội phát triển viêm gân:

  • Tránh hoạt động quá mức. Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức đến dây chằng, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu thấy đau khi hoạt động, dừng hoạt động cụ thể, tập thể dục và nghỉ ngơi.
  • Thay đổi thói quen: Nếu tập thể dục hoặc hoạt động gây đau, đặc biệt liên tục, hãy thử cách khác để thay đổi tác động do tập thể dục hoặc những tác động có hại này bằng những tác động hợp lý hơn, phù hợp với bản thân mỗi người.
  • Cải thiện kỹ thuật. Nếu kỹ thuật trong một hoạt động hay tập thể dục là sai lầm, có thể gây các vấn đề với dây chằng. Nên tập hoặc nhận các hướng dẫn chuyên nghiệp khi bắt đầu một môn thể thao mới hoặc sử dụng thiết bị tập thể dục.
  • Căng giãn trước khi tập. Trước khi tập thể dục, căng ra để tăng tối đa phạm vi của chuyển động khớp xương. Điều này có thể giúp giảm thiểu chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại trên mô chặt.
  • Chọn nơi làm việc thích hợp. Nơi làm việc phải được đánh giá đúng công năng. Phụ kiện làm việc là điều cần thiết để đảm bảo không có dây chằng bị ép hoặc quá tải liên tục.
  • Chuẩn bị cơ bắp. Tăng cường cơ bắp trong hoạt động thể thao có thể giúp chúng tốt hơn và chịu được áp lực tải trọng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não, là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng tỷ lệ bị bệnh cao nhất vẫn là người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng

  • 28-05-2018
    Bàn chân bẹt là tật dị dạng do lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường, cung dọc của bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ gan chân tiếp xúc với mặt đất.
  • 28-05-2018
    Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ chỗ phân nhánh của bó His trở xuống. Nhịp nhanh thất là khi có một chuỗi từ 3 ngoại tâm thu thất trở lên. Khi xuất hiện nhịp nhanh thất, tần số tim thường từ 100-200 chu kỳ/phút.
  • 18-04-2022
    Ống động mạch (DA) là một mạch máu bình thường trong cơ thể, có nhiệm vụ kết nối hai động mạch chính – động mạch chủ và động mạch phổi – giúp đưa máu từ tim ra nuôi cơ thể bào thai. Ống động mạch đưa máu ra khỏi phổi, trực tiếp nuôi cơ thể.
  • 28-05-2018
    Viêm sung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều. Bệnh không nguy hiểm nếu như phát hiện sớm nên có các biện pháp điều trị bệnh sớm, nhất là cháu nên tới bệnh viện có chuyên
  • 20-03-2019

    Nhiễm sán dây, hay nhiễm sán dải, xảy ra khi sán dây đi vào trong cơ thể và sống trong ruột. Sán dây thuộc nhóm ký sinh trùng thân dẹt sống trong nhiều loại động vật khác nhau như lợn, gia súc, cừu và cá.