HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT (BÀN CHÂN PHẲNG)

Bàn chân bẹt là tật dị dạng do lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường, cung dọc của bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ gan chân tiếp xúc với mặt đất.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸ

Mỗi bàn chân phải có ba “vòm khung” nâng đỡ cả cơ thể, nếu một trong các vòm khung này thay đổi, cơ thể không được cân bằng như vốn có, gây ra chứng mất cân bằng của bàn chân và những tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể.
Khi đi bàn chân có xu hướng áp sát vào bên trong, hoặc bên ngoài do bàn chân mất cân bằng.
  • Sụp vòm gan chân.
  • Bàn chân trước vẹo ngoài.
  • Bàn chân trước xoay ngoài.
  • Gót chân vẹo ngoài.
  • Trẻ không đi theo kịp bạn bè
  • Trẻ tự ý bỏ các hoạt động mà chúng vẫn yêu thích
  • Trẻ không muốn cho xem bàn chân
  • Trẻ thường xuyên vấp và ngã
  • Trẻ bị đau

NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT

  • Bất thường bẩm sinh
  • Giãn hoặc rách gân cơ chằng sau.
  • Gãy xương
  • Một số bệnh lý như thấp khớp
  • Một số bệnh lý liên quan đến thần kinh
  • Béo phì, tiểu đường, cao tuổi và mang thai cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt.

DI CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT

Chứng bàn chân bẹt là nguyên nhân:

  • Gây ra nhiều BẤT LỢI cho hệ vận động của trẻ khi còn nhỏ và cả lúc trưởng thành
  • Gây BIẾN DẠNG hệ xương khớp: Bàn chân sấp quá mức, gót chân vẹo ngoài làm thay đổi toàn bộ trục chi dưới, dẫn đến cẳng chân xoay trong và đầu gối di chuyển vào trong. Khớp háng cũng bị ảnh hưởng xoay trong, làm cho khung chậu nghiêng về trước.
  •  Làm LỆCH TRỤC CỘT SỐNG khiến trẻ ĐAU NHỨC LIÊN TỤC, KÉO DÀI: đau nhức khớp như khớp cổ chân, bàn chân, khớp gối, khớp háng, làm biến dạng, vẹo cột sống, đau lưng, cổ…ngay từ khi còn nhỏ và tăng dần theo thời gian
  • Dẫn đến CẤU TRÚC BẤT THƯỜNG ở ngón chân cái của trẻ (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), tăng nguy cơ bị gai gót chân, viêm cân gan chân... khi trưởng thành
  • Khiến DÁNG ĐI XẤU bước chân trẻ nặng nề, không tự tin, hay vấp ngã và thành dị tật khi trưởng thành.
  • Gây STRESS: trẻ thường xuyên cáu gắt, mệt mỏi, biếng ăn… do cơ thể luôn trong tình trạng không cân bằng
  •  Làm CHẬM QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT

CẦN PHÁT HIỆN SỚM BỞI BÁC SĨ THẦN KINH CỘT SỐNG

Vì trẻ nhỏ không tự phát hiện được sự bất thường từ bàn chân của mình nên cha mẹ hoặc người chăm sóc đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp trẻ tránh được dị tật ngay từ bé.
Khi được phát hiện sớm, việc áp dụng phương pháp Thần Kinh Cột Sống trị liệu không mổ với đế giày chỉnh hình y khoa do bác sĩ Thần Kinh Cột Sống “chỉnh từng milimet” được xem như giải pháp hiệu quả nhất.
Trẻ ở độ tuổi từ trên 2 tới 7-8 tuổi đi đế giày chỉnh hình y khoa theo chỉ định của bác sĩ Thần Kinh Cột Sống sẽ tự điều chỉnh được cấu trúc bàn chân trở về vị trí cân bằng mong muốn.
Vậy bác sĩ Thần Kinh Cột Sống giúp được gì cho con bạn?
Việc áp dụng phương pháp trị liệu không phẫu thuật với ĐẾ GIÀY CHỈNH HÌNH THẦN KINH CỘT SỐNG được xem như giải pháp hiệu quả nhất nhưng cũng vô cùng đơn giản, dùng để điều chỉnh các dị tật bàn chân ở trẻ em.
  • Không phẫu thuật
  • Không gây đau đớn
  • Tiết kiệm chi phí
  • Chính xác từng milimet với chỉ số , cấu trúc bàn chân của từng trẻ
  • Trực tiếp điều chỉnh cấu trúc vòm chân của trẻ theo lộ trình riêng do bác sĩ Thần Kinh Cột Sống chỉ định
  • Hạn chế tối đa những ảnh hưởng do bàn chân bẹt, và cả những ảnh hưởng kéo theo như đau khớp chân, đau lưng, đau gối…
  • Giúp trẻ không té ngã, không mặc cảm với dáng đi bất thường
(Nguồn: prochiro.vn)

(Nguồn: PK ProChio)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thoái hóa điểm vàng, hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm (AMD), là một bệnh rối loạn về mắt gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Thoái hóa điểm vàng có hai loại: thoái hóa điểm vàng dạng khô và thoái hóa điểm vàng
  • 28-05-2018
    Nam giới cũng bị loãng xương. Ở nam giới cũng như ở phụ nữ, loãng xương có thể làm yếu bộ xương, làm cho xương dễ bị gãy. Vào tuổi 65, nam giới mất khối xương nhanh như ở phụ nữ. Theo Bác sĩ Bart Clarke, một chuyên gia nội tiết chuyên về loãng xương
  • 28-05-2018
    Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp. Taylor (1876), Buchwald (1883) rồi Pick (1894) đã mô tả là
  • 28-05-2018
    Nhiễm khuẩn Listeria là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc bởi vi khuẩn. Những vi khuẩn này được tìm thấy thường xuyên nhất là ở thịt nấu chưa chín và trong các sản phẩm từ sữa. Nhiễm khuẩn Listeria là một bệnh truyền
  • 28-05-2018
    Chẳng mấy ai biết và để ý vì sao mình lại bị chậm kinh nguyệt như vậy. Các chị em hầu hết chỉ đi khám khi thấy tình trạng kinh nguyệt không đều của mình kéo dài hoặc có những dấu hiệu bất thường, điều này là hoàn toàn không tốt vì như vậy sẽ ảnh hưởng
  • 28-05-2018
    Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh đái dầm. Khi đến tuổi mà không thể kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh đái dầm. Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ